Xây dựng Kho bạc số để đổi mới hoạt động nghiệp vụ kho bạc
Bước đầu xây dựng hệ thống tổng thể
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Việt Hồng, Phó Tổng Giám đốc KBNN cho biết, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và của ngành Tài chính, trong những năm qua, KBNN đã tích cực nỗ lực đổi mới hoạt động nghiệp vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các hoạt động quản lý của hệ thống.
KBNN phấn đấu đến năm 2020 các hoạt động của KBNN được thực hiện trên môi trường CNTT hiện đại và phát triển kho bạc điện tử. Đến nay hệ thống KBNN đã xây dựng và phát triển hoạt động trên nền tảng ứng dụng CNTT phù hợp với dự phát triển chung của đất nước và ngành Tài chính.
Theo lãnh đạo KBNN, với việc triển khai thành công hệ thống TABMIS (Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc), KBNN đã xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT, trong đó hệ thống TABMIS đóng vai trò trung tâm. Hiện nay, đã hoàn thiện các ứng dụng theo mô hình tập trung có kết nối với hệ thống TABMIS như: Hệ thống quản lý thu ngân sách nhà nước theo mô hình tập trung; Hệ thống thanh toán song phương điện tử tập trung; Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; Hệ thống thanh toán điện tử liên Kho bạc tích hợp vào TABMIS; Thực hiện giao dịch điện tử về các công việc mở tài khoản, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc.
“Hiện hệ thống KBNN đã phục vụ tốt hơn đối với doanh nghiệp, người dân nộp thuế, tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào ngân sách nhà nước, cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ cho Chính phủ, Bộ Tài chính. Hệ thống KBNN đã thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách nhà nước, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo yêu cầu cải cách tài chính ngân sách và từng bước hình thành Kho bạc điện tử”, ông Nguyễn Viết Hồng khẳng định.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với KBNN Việt Nam. Do vậy, để công tác quản lý điều hành của ngành tài chính nói chung, hệ thống KBNN nói riêng được nâng cao, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả thì việc tận dụng các công nghệ quản lý mới, tiên tiến của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực số là tất yếu.
Ứng dụng cảnh báo rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách
Theo lãnh đạo KBNN, hiện nay KBNN đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nghiên cứu tổ chức thực hiện chuyển đổi số như: ứng dụng các công nghệ hiện đại chuỗi khối (blockchain); di động thông minh (mobility); phân tích dữ liệu (data analytics) kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI); điện toán đám mây (cloud); các nền tảng kỹ thuật số khác để thúc đẩy việc cải cách chính sách và quy trình nghiệp vụ. Đây chính là quá trình chuyển đổi toàn bộ hoạt động quản lý nghiệp vụ thuộc lĩnh vực KBNN lên nền tảng số, chuyển đổi kênh giao dịch tương tác trực tiếp thu công, bán thủ công sang kênh giao dịch trực tuyến đồng bộ với lộ trình chuyển đổi của ngành Tài chính và lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử của nước ta.
Tại Hội thảo, ông Bùi Thế Phương, Cục trưởng, Cục Công nghệ thông tin (KBNN) cho biết, định hướng chuyển đổi số nhẳm xây dựng Kho bạc số trong tổng thể tài chính số bao gồm: Xây dựng kiến trúc nghiệp vụ bao gồm các mảng nghiệp vụ của chu trình quản lý ngân sách từ khâu đầu là kế hoạch ngân sách, qua các khâu liên quan đến thực hiện ngân sách, đến khâu cuối là báo cáo tài chính và quyết toán ngân sách; Xây dựng kiến trúc hệ thống ứng dụng CNTT theo hướng cung cấp dịch vụ trực tuyến điện tử, đa kênh, cơ sở dữ liệu tập trung tích hợp, quy trình xuyên suốt giữa các Bộ, ngành, cơ quan để rút ngắn và cải cách quy trình ngân sách.
Trong ngắn hạn, sẽ ứng dụng vào cảnh báo rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước, thanh toán song phương điện tử giữa KBNN với các ngân hàng thương mại, báo cáo nhanh số liệu thu chi ngân sách nhà nước và huy động vốn.
”Các phần mềm ứng dụng trên nền thiết bị di động thông minh sẽ giúp khách hàng của KBNN thực hiện các tác vụ tương tác với hệ thống phần mềm bên trong KBNN để thực hiện chu trình giao dịch và quản lý tài chính công”, ông Bùi Thế Phương chia sẻ.
Về công nghệ trí tuệ nhân tạo và trợ lý ảo (chatbot), có thể ứng dụng trong hỗ trợ tư vấn cho các đơn vị về chính sách, quy trình nghiệp vụ về tài chính công cũng như hỗ trợ người dùng trong và ngoài ngành về sử dụng các dịch vụ công điện tử và các chương trình phần mềm ứng dụng. Đồng thời công nghệ trí tuệ nhân tạo kết hợp với lượng dữ liệu lớn, đa dạng về chủng loại, diễn ra nhiều trong thời gian thực thì có thể hỗ trợ việc cảnh bảo rủi ro trong công tác quản lý hoạt động nghiệp vụ tài chính công.
Tin liên quan
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
16:14 | 23/11/2024 Tài chính
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
15:13 | 23/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics