WHO có đáng bị đổ lỗi và hệ quả từ quyết định cắt tài trợ của Trump
Ngày 25/2, Tổng thống Trump khen ngợi trên Twitter rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang "làm việc chăm chỉ và rất thông minh" trong phản ứng với dịch Covid-19. Tuy nhiên, hơn 1 tháng sau, nhà lãnh đạo Mỹ đã chuyển hướng cáo buộc cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc này phản ứng quá chậm chạp trước sự lan rộng của đại dịch Covid-19, đồng thời đưa ra khuyến cao sai lầm về lệnh cấm đi lại, cũng như thể hiện sự "thiên vị" đối với Trung Quốc.
| |
WHO không hoàn hảo nhưng dường như không hoàn toàn sai, quyết định của ông Trump cắt ngân sách cho tổ chức này có thể tạo ra hệ quả khó lường. Ảnh: Reuters |
Ngày 14/4, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tạm dừng đóng góp ngân sách cho tổ chức này. Câu hỏi đặt ra là WHO có đáng bị đổ hết cho toàn bộ sai lầm và hệ quả từ động thái bất ngờ này của Tổng thống Trump là gì?
WHO có đáng bị đổ lỗi hoàn toàn?
Có một thực tế không thể phủ nhận là WHO không phải một thể chế hoàn hảo nhưng tổ chức này có thể không đáng phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho sự phản ứng chậm của Mỹ với cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.
Mỹ và Hàn Quốc đều xác nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên vào cùng 1 ngày, chưa đầy 2 tuần sau cảnh báo đầu tiên của WHO về bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc do virus corona chủng mới, cùng họ với virus từng gây nên dịch SARS vào năm 2002-2003. Trong khi Hàn Quốc nhanh chóng phản ứng từ những ngày đầu và kiểm soát số ca mắc Covid-19 hiệu quả thì Mỹ hầu như không có phản ứng quyết liệt trong giai đoạn này.
Theo Washington Post, ngân sách hàng năm của WHO là 2,2 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với nhiều bệnh viện lớn ở Mỹ. WHO bị cáo buộc đã không cung cấp đầy đủ thông tin về đại dịch và tin tưởng vào những khẳng định của Trung Quốc một cách vô căn cứ nhưng trên thực tế, WHO không thể hoạt động ở các quốc gia thành viên nếu không có sự cho phép của nước đó và cũng không có quyền hạn để trừng phạt họ nếu không tuân theo các quy định của tổ chức này. Trên thực tế, WHO phụ thuộc vào sự hợp tác của các chính phủ đề bù đắp lại cho nguồn lực và thẩm quyền hạn chế của mình.
WHO không phải lúc nào cũng phản ứng hiệu quả với đại dịch nhưng tổ chức này là nơi để các quốc gia tìm thấy tiếng nói chung cũng như sự hợp tác khi đối mặt với một thách thức toàn cầu.
Sau khi Tổng thống Trump tạm dừng cấp kinh phí cho WHO, Thủ tướng New Zealand đã khẳng định rằng: "Vào thời điểm như khi chúng ta cần chia sẻ thông tin và cần có những khuyến cáo có thể tin tưởng thì WHO đã làm điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ và đóng góp cho tổ chức này".
Ngay cả Thủ tướng Australia Scott Morrison mặc dù ủng hộ những chỉ trích của Tổng thống Trump với WHO nhưng cũng cho rằng: "WHO là một tổ chức đã có những hoạt động quan trọng tại đây, trong khu vực của chúng tôi ở Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với họ".
Hệ quả từ việc Trump cắt ngân sách WHO
Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO kể từ khi tổ chức này thành lập vào năm 1948 và hiện đóng góp cho tổ chức này gấp Trung Quốc khoảng 10 lần.
Brett Schaefer, một chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế tại Quỹ Di sản cho biết số tiền Mỹ đóng góp cho WHO chiếm khoảng 15,9% toàn bộ ngân sách của tổ chức này.
"Nguồn quỹ này sẽ chưa bị ảnh hưởng bởi quyết định cắt giảm ngân sách cho WHO của Mỹ vẫn cần thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, quyết định này sẽ ngay lập tức dẫn đến sự cắt giảm đáng kể nguồn quỹ của WHO tại những quốc gia đang phát triển, vốn phục thuộc nhiều vào sự hỗ trợ quốc tế để giải quyết các vấn đề y tế, đang chịu tác động của dịch Covid 19", chuyên gia này cho biết.
Chuyên gia Schaefer cũng khẳng định: "Mặc dù Mỹ đang cung cấp sự hỗ trợ đáng kể qua các kênh khác nhau nhưng việc cắt ngân sách cho WHO có thể gây nên tác động tiêu cực với nỗ lực chống Covid-19. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh, nếu không có Mỹ, các quốc gia thành viên khác, vốn cũng đang chật vật đối phó với dịch Covid-19, sẽ không thể lấp đầy khoảng trống tài chính này sớm.
Jeremy Konyndyk, một chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu nhận định: "Đối với việc Mỹ cắt ngân sách của WHO, điều này có thể phản tác dụng với những lợi ích của Mỹ bởi Mỹ sẽ có lợi nếu virus SARS-CoV-2 được ngăn chặn ở mọi nơi. Chúng ta vẫn sẽ bị ảnh hưởng trừ khi virus này được ngăn chặn ở mọi nơi trên thế giới. WHO đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc này”.
Jack Chow, Đại sứ Mỹ tại chương trình HIV/AIDS toàn cầu dưới thời Tổng thống George W. Bush nói: "Dừng cấp kinh phí cho WHO đồng nghĩa với việc rút các cố vấn y tế khỏi những khu vực cần họ nhất khi virus SARS-CoV-2 lan rộng. Nếu dịch Covid-19 gia tăng ở những khu vực đói nghèo, đại dịch có thể kéo dài lâu hơn hàng tháng hoặc hàng năm và thậm chí là mãi mãi. Tạo nên một cuộc khủng hoảng trong một khủng hoảng sẽ làm suy yếu khả năng phản ứng toàn cầu trong giai đoạn bấp bênh hiện nay".
Rõ ràng, virus SARS-CoV-2 “không có hộ chiếu” và hơn lúc nào hết, thế giới cần chung tay đồng lòng đối phó với đại dịch này thay vì tạo thêm bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong cuộc chiến với “kẻ thù vô hình” khiến gần 2 triệu người trên thế giới mắc bệnh như hiện nay./.
Tin liên quan
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe vì đậu mùa khỉ
09:46 | 15/08/2024 Nhìn ra thế giới
Giám sát chặt động vật nhập cảnh từ quốc gia có dịch đậu mùa khỉ
20:56 | 05/10/2022 Sự kiện - Vấn đề
WHO cảnh báo đại dịch COVID-19 "chưa có dấu hiệu chấm dứt"
09:06 | 13/07/2022 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
Hải quan Bình Phước: Thu ngân sách vượt dự toán 18%
Công an điều tra đường dây nhập lậu lợn quy mô lớn
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics