Vực dậy ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/4/2023, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt 92,5 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhiều mặt hàng chủ lực giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 15%; hàng dệt may giảm 18,1%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 30,3%; giày dép giảm 16,8%... so với cùng kỳ năm 2022.
Trong báo cáo mới công bố, S&P Global cho biết, Chỉ số Quản lý thu mua (PMI) của Việt Nam trong tháng 4/2023 đã giảm về mức 46,7 so với 47,7 điểm của tháng 3/2023. Hiện nhiều doanh nghiệp cho biết, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm nên phải giảm tương ứng việc làm và hoạt động mua hàng.
Những vấn đề trên cho thấy, nhiều ngành xuất khẩu đang cần giải pháp để vực dậy. Chẳng hạn, các doanh nghiệp dệt may kiến nghị giải pháp về tài chính, đảm bảo an toàn dòng tiền, chú trọng vào tín dụng xanh để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn “xanh hóa” của đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp ngành gỗ thì kiến nghị giải pháp hỗ trợ tăng năng lực cạnh tranh, trong đó tập trung vào tiêu chí giá sản phẩm, phù hợp với thị hiếu... Các doanh nghiệp ngành thép thì kỳ vọng sẽ bớt “ảm đạm” nhờ trợ lực từ thị trường nội địa với những giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công…
Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận, nguyên nhân sản xuất, xuất khẩu giảm chủ yếu đến từ yếu tố thị trường. Chẳng hạn, những ngành hàng có thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU... như dệt may, da giày, gỗ, thủy sản là những ngành sụt giảm nhiều nhất do các thị trường nhập khẩu đang phải chịu áp lực lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt khiến sức mua sụt giảm, đặc biệt là hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu. Những doanh nghiệp lựa chọn thị trường xuất khẩu chính là châu Á thì ít chịu tác động hơn.
Do đó, cùng với những hỗ trợ, vấn đề quan trọng là phải lựa chọn chiến lược, nghiên cứu và tăng cường nắm bắt cơ chế chính sách của các nước nhập khẩu để có phản ứng kịp thời, phù hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu cần mạnh mẽ tái cơ cấu, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng các thương hiệu sản phẩm để xuất khẩu bền vững.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Tắc nghẽn và “boring”
10:00 | 20/11/2024 Người quan sát
Lộ thông tin trên Zalo
10:39 | 16/11/2024 Người quan sát
Cấm thuốc lá điện tử
08:12 | 14/11/2024 Người quan sát
Thu phí phương tiện vào nội đô (?)
07:41 | 12/11/2024 Người quan sát
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics