Vụ DN điều có nguy cơ bị mất hàng tại Italia: Doanh nghiệp vào thế kẹt
![]() |
Hàng loạt chi phí phát sinh bủa vây các DN trong vụ xuất khẩu điều sang Italia. Ảnh: ST |
Chi phí bủa vây
Vụ việc xuất khẩu điều nhân sang Italia có nguy cơ bị mất trắng đang gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Theo đó, bộ hồ sơ gốc do ngân hàng Việt Nam gửi sang cho các ngân hàng thanh toán tại Thổ Nhĩ Kỳ và Italia bỗng dưng biến thành bản photocopy hoặc… giấy trắng. Điều này dẫn tới nguy cơ các DN xuất khẩu điều nhân của Việt Nam có nguy cơ mất toàn bộ số hàng vì bộ hồ sơ gốc hiện tại không biết đang nằm ở đâu, mà bất cứ ai có bộ hồ sơ gốc này cũng đều có thể trình cho hãng tàu để nhận hàng.
Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, hiện có 36 container đã và đang trên đường tới Italia được xác nhận mất bộ chứng từ gốc, 6 container được DN kịp thời giữ lại ở Singapore và số còn lại đang trên đường vận chuyển đến Italy. Nếu mất trắng 36 container này, các DN sẽ bị thiệt hại khoảng 162 tỷ đồng, nhưng nếu lấy lại được quyền kiểm soát, DN sẽ phải chọn một trong hai phương án là kéo hàng về lại Việt Nam (từ Singapore và Italia) hoặc tìm khách hàng mới để bán.
“Nếu chọn kéo hàng về, DN sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển lượt đi là 14.000 USD/container và chi phí lượt về chưa xác định được cộng với các loại phí lưu container, lưu cảng trong thời gian hàng phong tỏa. Phương án tìm khách hàng mới để bán cũng không dễ vì số lượng hàng lớn và thuộc phân khúc điều nhân chất lượng cao. Ngoài ra, bán trong hoàn cảnh bị động nên người bán dễ bị người mua ép giá, chưa kể những chi phí phát sinh về vận tải, phí cảng, thay đổi bao bì... theo yêu cầu người mua mới” – ông Nhựt thông tin.
Hiện tại đại diện Công ty môi giới Kim Hạnh Việt đã chủ động gửi thông tin giải trình đến Vinacas và theo Vinacas thì chưa có cơ sở để xác định đơn vị này lừa đảo. Các hãng tàu và cơ quan chức năng của Italia cũng đã có hỗ trợ để phong tỏa một số container điều cập cảng tại Italy. Tuy nhiên, theo quy định, việc phong tỏa này có giới hạn về thời gian. Do đó, các DN vẫn cần gấp rút tìm kiếm thông tin về các bộ chứng từ gốc để lấy lại hàng. Các DN cũng đã thuê luật sư tại Italia để tư vấn các thủ tục pháp lý, nếu không tìm được bộ chứng từ gốc thì tiến hành các biện pháp xác minh, đối chiếu nhằm xác nhận DN Việt Nam là chủ lô hàng. Hiện Vinacas vẫn đang tiếp tục làm việc với Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Bộ Giao thông vận tải để kiến nghị cơ quan thương mại Italia và các hãng tàu có giải pháp hỗ trợ hiệu quả hơn.
Làm sao tránh rủi ro?
Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Công ty luật TNHH YKVN, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng nhìn nhận dấu hiệu ban đầu của vụ việc cho thấy có thể có sự lừa đảo do một tổ chức hoặc cá nhân nào đó. Theo ông Nghĩa, Vinacas và các công ty xuất khẩu đã làm đúng khi kịp thời nhờ các cơ quan nhà nước Việt Nam, nhất là Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Italia hỗ trợ. Cũng cần thiết thông tin đầy đủ cho Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ để cùng phối hợp hỗ trợ, nhất là tìm hiểu vì sao các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ nói đã gửi trả lại các chứng từ gốc cho các ngân hàng Việt Nam, nhưng DHL (dịch vụ chuyển phát nhanh) lại nói các số vận đơn hàng không mà ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp lại không liên quan đến ngân hàng Việt Nam.
“Phải chăng họ đã cố ý hay nhầm lẫn nên đã không gửi các chứng từ gốc trở về cho các ngân hàng Việt Nam? Điều quan trọng hơn, theo tôi, là các chủ hàng cần thuê luật sư am hiểu pháp luật thương mại quốc tế và pháp luật của Italia để tranh thủ khả năng ngăn cản việc nhận hàng dù người nhận đã có chứng từ gốc, nếu như người nhận không phải là đại diện hợp lệ của người mua và không có vai trò của ngân hàng thanh toán trong việc giao nhận” – ông Nghĩa nói.
Ví dụ, luật sư Italia sẽ biết liệu có khả năng – theo pháp luật của Italia - yêu cầu một tòa án của Italia ngăn chặn việc nhận hàng bằng chứng từ gốc với lý do đã có sự lừa đảo từ phía người nhận? Ngoài ra, nếu xét thấy có lỗi của các công ty môi giới theo hợp đồng môi giới và lỗi đó là nguyên nhân tạo ra hay góp phần thiệt hại cho các công ty bán hàng thì cũng có thể xem xét trách nhiệm dân sự theo hợp đồng dịch vụ môi giới.
VIAC đã giải quyết rất nhiều vụ tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là về thanh toán. Tuy nhiên, VIAC chỉ giải quyết những tranh chấp hợp đồng thương mại khi có tranh chấp, vi phạm thông thường. Nếu có yếu tố lừa đảo thì vụ việc sẽ do cơ quan điều tra và tòa án xử lý hành vi lừa đảo. Tuy nhiên, nếu do bên mua hay bên bán tắc trách, vi phạm hợp đồng, là nguyên nhân khiến cho việc lừa đảo có thể xảy ra thì không loại trừ việc trọng tài có thể xét xử trách nhiệm dân sự của bên có lỗi, nếu điều này nằm trong một thỏa thuận trọng tài hợp lệ mà bên mua và bên bán đã ký kết và thuộc thẩm quyền của trọng tài.
Từ sự việc xảy ra của các DN xuất khẩu điều, để tránh những rủi ro tương tự, ông Nghĩa khuyến cáo các công ty xuất khẩu Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các thông tin mà người mua hoặc các công ty môi giới cung cấp về người mua và ngân hàng của người mua. Nếu cần thì nhờ Đại sứ quán hoặc Thương vụ Việt Nam hỗ trợ xác minh. Tiếp theo, cần tuân theo các quy định, quy trình, tập quán quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là phải kiểm tra chặt chẽ quá trình giao dịch, các văn bản, chứng từ, thư từ, từ khâu thương lượng, đặt hàng, vận chuyển, giao nhận, kiểm định, thanh toán. Cần có nhân sự được đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm làm việc và xử lý công việc. Đặc biệt, phải biết sử dụng lực lượng tư vấn về thương mại và pháp lý đúng lúc, đúng việc, kịp thời, không để “mất bò mới lo làm chuồng”.
Tin liên quan

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm
08:00 | 05/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí
21:12 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ
09:27 | 03/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Hải quan chủ động tham mưu và tổ chức đấu tranh hiệu quả với vấn nạn buôn lậu

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hậu kiểm thực phẩm online: Sẽ so ảnh mạng, đối chiếu hàng thật

Luật mới sẽ buộc sàn và người bán chia sẻ trách nhiệm

Top 5 địa phương tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2025 cao nhất sau sáp nhập

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục
