VNACCS/VCIS hoạt động bền bỉ hơn 10 năm và vượt ngưỡng thiết kế 200%
Sáng 27/3/2025, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Cục Hải quan (Bộ Tài chính) họp phiên thứ hai sau khi được thành lập vào giữa tháng 3/2025.
Động lực cải cách thủ tục trong lĩnh vực hải quan
Báo cáo tại buổi họp, ông Lê Đức Thành, Trưởng Ban Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan đã nêu ra thực trạng của hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hải quan, trong đó có Hệ thống cốt lõi là Hệ thống VNACCS/VCIS.
Hiện tại, Cục Hải quan có 21 hệ thống công nghệ thông tin, bao gồm: Hệ thống VNACCS/VCIS và 20 hệ thống vệ tinh phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan. Các hệ thống này hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan |
Đến nay, Hệ thống VNACCS/VCIS đã được triển khai tại 100% đơn vị hải quan với hơn 99,65% doanh nghiệp xuất nhập khẩu (DN XNK) tham gia, xử lý 99% tờ khai XNK với hiệu suất vận hành 24/7 ổn định, an ninh, an toàn và hiệu quả.
Trong 10 năm qua, Hệ thống VNACCS/VCIS đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam và là động lực để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan và các bộ, ngành, hướng tới Chính phủ điện tử.
![]() |
Cục trưởng Nguyễn Văn Thọ phát biểu định hướng tại phiên họp. |
Hệ thống VNACCS/VCIS đóng vai trò là hệ thống CNTT trọng yếu của quốc gia nói chung và của cơ quan Hải quan nói riêng.
Chỉ tính riêng trong năm 2024 đã có 16,8 triệu tờ khai của 106 nghìn DN với kim ngạch ước tính khoảng 780 tỷ USD đã được thực hiện trên hệ thống CNTT.
Như vậy, trung bình 1 ngày, hệ thống CNTT đã xử lý khoảng 46 nghìn tờ khai XNK với kim ngạch ước tính trên 2,1 tỷ USD.
Cục Hải quan cho rằng, với vai trò quan trọng, Hệ thống VNACCS/VCIS đã giúp hiện thực hóa các mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN, hoàn thành các mục tiêu cải cách hành chính của Chính phủ Việt Nam theo các Nghị quyết của Chính phủ.
Cùng với hệ thống VNACCS/VCIS, hệ thống CNTT vệ tinh do cơ quan Hải quan xây dựng đóng vai trò là hệ thống CNTT trọng yếu trong công tác nghiệp vụ hải quan. Trong khi Hệ thống VNACCS/VCIS phục vụ chủ yếu việc tiếp nhận, cấp số và phân luồng tờ khai thì các hệ thống CNTT vệ tinh phải thực hiện tất cả các nghiệp vụ quản lý hải quan còn lại: Bao gồm công tác quản lý, thu thuế XNK, công tác giám sát hải quan, công tác quản lý rủi ro, công tác kiểm tra sau thông quan, công tác điều tra chống buôn lậu và xử lý vi phạm…
Ngoài ra, cũng theo ông Lê Đức Thành, hiện tại, Cơ chế một cửa quốc gia phục vụ triển khai thủ tục hành chính cho 13 bộ, ngành; thường xuyên có khoảng 60 nghìn DN thực hiện thủ tục hành chính với khoảng trên 4 triệu giao dịch/năm; thủ tục cho tàu thuyền XNC tại các cảng biển trên toàn quốc cũng như tàu bay XNC tại các sân bay quốc tế đều được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Bên cạnh đó, mỗi năm có trung bình trên 400 nghìn chứng nhận xuất xứ (C/O) điện tử được trao đổi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, tiết kiệm ít nhất 8 triệu USD (tính riêng chi phí chuyển phát 20 USD cho một bộ C/O giấy) cho DN. Ngoài ra, cơ quan Hải quan đang xúc tiến mở rộng sang việc trao đổi các chứng từ hành chính thương mại khác như chứng nhận kiểm dịch động vật, tờ khai XK...
Tập trung xây dựng hệ thống thay thế
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng của thương mại Việt Nam, từ năm 2018 đến nay, Hệ thống VNACCS/VCIS hoạt động trong tình trạng quá tải và đã vượt ngưỡng thiết kế hơn 200%. Trong đó, số lượng tờ khai năm 2024 vượt quá ngưỡng thiết kế cho năm 2018 hơn 37%. Số lượng DN XNK sử dụng hệ vượt quá ngưỡng thiết kế cho năm 2018 hơn 23%. Trong suốt quá trình sử dụng, hệ thống chưa được thay thế hoặc nâng cấp. Lưu lượng dữ liệu và các giao dịch phải xử lý… đều đang quá tải.
![]() |
Hệ thống vận hành tại Trung tâm quản lý vận hành hệ thống CNTT hải quan. Ảnh: Hải Yến. |
Ở góc độ quản lý, Hệ thống VNACCS/VCIS vẫn còn một số hạn chế như chỉ đáp ứng một phần các yêu cầu nghiệp vụ thông quan hàng hóa, nhưng chưa bao quát đầy đủ các chức năng khác như quản lý thuế, giám sát hải quan và quản lý rủi ro. Đó là nguyên nhân ngành Hải quan phải duy trì các hệ thống vệ tinh để hỗ trợ các nghiệp vụ còn thiếu.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, DN gặp phải một số khó khăn như việc khai báo hải quan bị giới hạn về số lượng ký tự và số dòng hàng, dẫn đến phải khai nhiều tờ khai cho lô hàng lớn. Hệ thống cũng chưa hỗ trợ đầy đủ việc theo dõi hàng hóa tạm nhập tái xuất theo mục đích cụ thể và chưa cho phép khai báo trong trường hợp người tái xuất khác với người tạm nhập. Việc quản lý vận chuyển độc lập gặp khó khăn do thông tin truyền giữa các hệ thống có độ trễ.
Xác định hệ thống CNTT có vai trò rất quan trọng, ngành Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho hệ thống CNTT.
Nêu định hướng áp dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan giai đoạn 2025-2030, Cục trưởng Cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ cho biết, cơ quan Hải quan sẽ áp dụng toàn bộ hạ tầng và kiến trúc phần mềm ứng dụng mô hình điện toán đám mây (Cloud Computing); áp dụng ứng dụng di động (Mobile App) để giao tiếp và cung cấp tiện ích cho khách hàng (chủ yếu phục vụ tra cứu nhanh), hỗ trợ công chức Hải quan trong công tác kiểm tra thực tế hàng hóa và giám sát tại hiện trường; áp dụng kho dữ liệu lớn (Big Data) cho các cơ sở dữ liệu lõi của hệ thống nhằm phục vụ cho công tác quản lý rủi ro, quản lý thuế, kiểm định, tạo lập cơ sở dữ liệu tri thức để từng bước áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI); áp dụng internet vạn vật (IoT) cho công tác giám sát hải quan tại hiện trường, giám sát vận chuyển hàng hóa đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Đáng chú ý, bước đầu cơ quan Hải quan sẽ áp dụng trí AI nhận dạng hình ảnh (OCR) cho bài toán số hóa các chứng từ thương mại và giám sát tự động tại các cửa khẩu; bài toán xây dựng trợ lý ảo để hỗ trợ kiểm tra mã số, trị giá cho cả công chức Hải quan và cho khách hàng, Cục trưởng Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh.
Để giảm thiểu các rủi ro gây mất an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống CNTT, cơ quan Hải quan kiến nghị Bộ Tài chính thực hiện giải pháp bằng việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án xây dựng Hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số để cấu trúc lại, thay thế các hệ thống đã triển khai từ lâu; tiếp tục nhận hỗ trợ từ Nhật Bản để duy trì Hệ thống VNACCS/VCIS hoạt động ổn định cho đến khi hệ thống mới được triển khai, dự kiến vào năm 2030. Đồng thời, kiến nghị khẩn trương xây dựng hệ thống thay thế VNACCS/VCIS và phát triển hệ thống dự phòng cho các trường hợp sự cố. |
Tin liên quan

Infographics: Chỉ tiêu phấn đấu thu của 20 chi cục hải quan khu vực
09:24 | 28/03/2025 Chuyển động

Hải quan triển khai hệ thống thông quan dự phòng cho VNACCS/VCIS
13:57 | 26/03/2025 Hải quan

Hàng loạt doanh nghiệp tại Bình Dương nợ tiền thuế lớn
15:54 | 25/03/2025 Hồ sơ

Hải quan khu vực V chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp bán dẫn, công nghệ cao
16:12 | 27/03/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI: Đảm bảo thông quan hàng qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng
20:42 | 26/03/2025 Hải quan

Ô tô Mitsubishi Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với Hải quan khu vực III
13:11 | 24/03/2025 Xe và công nghệ

9 đơn vị hải quan mới tại Chi cục Hải quan khu vực II
15:23 | 20/03/2025 Hải quan

Hải quan cam kết thực hiện nhiệm vụ vì mục tiêu hiệu quả, an ninh và thịnh vượng

Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu

3 trụ cột trong hiện đại hóa hải quan

Thiết bị nhỏ gọn, xử lý thông minh để tối ưu hóa quản lý hải quan
10:37 | 31/10/2023 Hải quan
Tin mới

Bất động sản có cơ hội đón nhiều làn sóng đầu tư

Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Phước An ký kết hợp tác chiến lược phát triển logistics toàn diện

Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Đến 15/3, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 162 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
