Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
Hiện đại hóa hải quan: Từ Hải quan điện tử đến Hải quan số Ngành Hải quan không ngừng đổi mới, cải cách, hiện đại hóa Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS |
![]() |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai, Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: Quang Hùng |
Không thể “đi ô tô trên đường dành cho xe máy”
Trước thực tế quy mô và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại nước ta, nhiều doanh nghiệp cho rằng, “chiếc áo” VNACCS/VCIS đã chật và cần phải được nhanh chóng nâng cấp hoặc xây dựng một hệ thống CNTT mới đủ tầm để giải quyết những bất cập hiện tại, đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài.
Nếu như năm 2014, kim ngạch xuất nhập cả nước mới đạt gần 300 tỷ USD, thì sau 10 năm đến năm 2024, con số này ước đạt mức kỷ lục mới khoảng 782 tỷ USD, gấp gần 3 lần. Cùng với đó lượng tờ khai, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng ở mức gấp đôi so với năm 2014 (năm 2024 cơ quan Hải quan xử lý hơn 15 triệu tờ khai của hơn 80.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu).
Vì vậy, đòi hỏi bức thiết đặt ra trong bối cảnh hiện nay là phải khẩn trương nâng cấp Hệ thống VNACCS/VCIS hoặc xây dựng một hệ thống CNTT mới nhằm đảm bảo hoạt động thông quan thông suốt cho cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Bùi Quang Tam, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Dịch vụ Hợp Thành (Hải Phòng) dẫn chứng, thời điểm Hệ thống VNACCS/VCIS đi vào vận hành năm 2014, Công ty mới thực hiện khoảng 200 tờ khai/tháng. Nhưng đến nay số lượng lên đến 1.500 tờ khai/tháng và nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có sự phát triển như vậy, thậm chí nhiều hơn. Trong khi đó, VNACCS/VCIS không có sự cải tiến, nâng cấp tương xứng nên việc quá tải là khó tránh khỏi.
Yêu cầu đặt ra phải có sự đầu tư mạnh mẽ cho việc phát triển hệ thống CNTT của ngành Hải quan để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển mới. “Chúng ta không thể đi ô tô trên đường dành riêng cho xe máy”, ông Bùi Quang Tam ví von.
Trong khi đó, ông ZHOU YUNFU, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt nhuộm JASAN (Việt Nam) cho rằng, việc đầu tư, nâng cấp hệ thống CNTT của ngành Hải quan không chỉ giúp khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay mà còn góp phần giúp doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
“Lạc hậu” trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Việc nhanh chóng nâng cấp Hệ thống VNACCS/VCIS hoặc xây dựng hệ thống CNTT mới không chỉ là giải pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn góp phần để hoàn thành các mục tiêu cải cách, hiện đại hóa, chuyển đổi số của ngành Hải quan.
Theo Tổng cục Hải quan, Hệ thống VNACCS/VCIS là hệ thống CNTT cốt lõi, quan trọng nhất của Tổng cục Hải quan, tuy nhiên, Hệ thống đáp ứng yêu cầu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh, tức là chỉ đáp ứng được một khâu trong quy trình quản lý nhà nước về hải quan.
Do đó, để thực hiện quản lý các lĩnh vực và các nghiệp vụ hải quan khác, đặc biệt là các yêu cầu quản lý phát sinh mới, trải qua các năm từ 2014 đến nay, Tổng cục Hải quan đã phải xây dựng và duy trì thêm khoảng 20 hệ thống CNTT vệ tinh (do Tổng cục Hải quan xây dựng) hoạt động song song cùng hệ thống này.
Do không được thiết kế đồng bộ nên hệ thống CNTT của ngành Hải quan hiện nay có tính liên kết yếu, khó tích hợp chức năng cũng như cung cấp dữ liệu mang tính tổng hợp cho các vị trí công việc, việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý nghiệp vụ (như IoT, AI, Big Data, ...) không thể thực hiện được. Khả năng cao xảy ra tắc nghẽn cục bộ, hệ thống quá tải không xử lý được dữ liệu, tác động trực tiếp đến thời gian thông quan.
Không những thế, theo Tổng cục Hải quan, một số lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan vẫn chưa được ứng dụng CNTT và tự động hóa một cách đầy đủ như thanh tra, kiểm tra, miễn, giảm, hoàn thuế...
Trong khi đó, Hệ thống VNACCS/VCIS được thiết kế từ năm 2014, các chức năng hỗ trợ khai thác, quản lý hải quan không đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ hiện nay.
Phần mềm của Hệ thống được thiết kế theo dạng hệ thống đóng nên không thể nâng cấp, chỉnh sửa để đáp ứng các thay đổi về chính sách, yêu cầu quản lý mới. Với các trang thiết bị phần cứng đã lỗi thời không còn loại tương tự để thay thế và cũng không có hệ thống dự phòng, do đó sự cố có thể sự xảy ra bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng đến tính sẵn sàng của toàn hệ thống, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế.
Đòi hỏi cấp thiết
Theo bà Đỗ Thị Thu Thủy - Giám đốc Pháp lý & Hải quan, Công ty TNHH Chuyển phát nhanh DHL-VNPT, mặc dù VNACCS/VCIS đã mang lại nhiều lợi ích và cải tiến đáng kể cho quy trình thông quan, nhưng hiện nay đã bộc lộ những tồn tại, bất cập và khó khăn.
Các vấn đề mà DHL gặp phải như: kỹ thuật và hạ tầng, Hệ thống đôi khi bị gián đoạn; về tốc độ xử lý, Hệ thống đã xuống cấp và không còn đủ năng lực đáp ứng nhu cầu khi số lượng tờ khai tăng lên gấp rất nhiều lần so với trước đây. Khi lưu lượng truy cập cao, Hệ thống thường xuyên bị chậm, tốc độ xử lý bị giảm mạnh và gây chậm trễ trong quy trình thông quan…
“Vì vậy, vấn đề hết sức cấp thiết đặt ra hiện nay là có những đầu tư mới từ cấp độ Chính phủ để nâng cấp hệ thống nhằm đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động thông quan hàng hoá qua phương thức điện tử hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp”, bà Đỗ Thị Thu Thủy đề xuất.
Việc đầu tư tương xứng cho hệ thống CNTT của ngành Hải quan để tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng là ý kiến chúng tôi ghi nhận được khi trao đổi với đại diện của nhiều doanh nghiệp.
Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10, việc tăng cường đầu tư cho hệ thống CNTT của ngành Hải quan là hết sức cần thiết, bởi quy mô xuất nhập khẩu ngày càng lớn và tăng nhanh. Cùng với đó là xu thế chuyển đổi số đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.
Bà Nguyễn Ánh Tuyết, Trưởng Tiểu ban Hải quan của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam) cho rằng: hiện nay, với sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đặc biệt lớn, Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cần dành một phần ngân sách tương xứng cho lĩnh vực chuyển đổi số, trong đó có nâng cấp hệ thống CNTT để đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước và đáp ứng được thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí cho cộng đồng doanh nghiệp.
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng, vấn đề đặt ra với ngành Hải quan là tối ưu hóa CNTT. “Ví dụ, hiện nay, nhiều dữ liệu hải quan vẫn được quản lý rời rạc và khó kiểm soát. Để tối ưu, ngành Hải quan có thể triển khai hệ thống blockchain để theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng của các lô hàng từ đầu đến cuối. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng làm giả giấy tờ hoặc thay đổi dữ liệu và đảm bảo rằng thông tin về hàng hóa được minh bạch và nhất quán trong toàn bộ quá trình vận chuyển”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy dẫn chứng.
TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Phát huy hơn nữa vai trò Cơ quan Thường trực ủy ban 1899 Hệ thống VNACCS/VCIS đã tác động tích cực trong thực hiện thủ tục thông quan, giúp doanh nghiệp thông quan hàng hóa rất nhanh chóng.
Tuy nhiên, hiện nay tờ khai xuất nhập khẩu và quy mô thương mại của nước ta ngày càng lớn và tăng trưởng nhanh, đòi hỏi Hệ thống VNACCS/VCIS phải được nâng cấp hoặc đầu tư một hệ thống CNTT mới để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động quản lý của nhà nước. Hệ thống VNACCS/VCIS được nâng cấp hoặc Hệ thống mới phải có tính mở để đáp ứng yêu cầu kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia và với các cơ quan quản lý chuyên ngành khác nhau. Mặt khác, Cổng thông tin một cửa quốc gia cũng cần được nâng cấp và hoàn thiện để các cơ quan quản lý nhà nước chia sẻ, kết nối và nắm bắt được thông tin quản lý liên quan, tiến tới kết nối được cả với các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Hiện nay, vấn đề chuyển đổi số đang được nhiều bộ, ngành thực hiện. Nhưng chuyển đổi số liên quan đến thông quan hàng hóa phải đảm bảo đồng bộ, tích hợp, kết nối được thông tin với nhau và quản trị được trên hệ thống. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) được giao nhiệm vụ là Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899). Do đó, Cơ quan Thường trực phải chủ động, tích cực kết nối với các bộ, ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành để đẩy mạnh cải cách, chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; qua đó thực hiện hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN. |
Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
Tin liên quan

Hơn 50.000 tờ khai hải quan trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
20:57 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan triển khai đồng bộ, mạnh mẽ các giải pháp thực hiện Nghị quyết 57
15:32 | 01/07/2025 Hải quan

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới
09:32 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới
19:50 | 07/07/2025 Hải quan

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng
17:33 | 07/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả
16:05 | 07/07/2025 Hải quan

Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới
16:03 | 07/07/2025 Hải quan

Hải quan Thái Bình hoạt động ổn định theo mô hình mới, thông quan lượng hàng hóa hơn 3 tỷ USD
15:33 | 07/07/2025 Hải quan

Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV
14:57 | 07/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VII nỗ lực ổn định bộ máy, tăng thu ngân sách
09:28 | 07/07/2025 Hải quan

Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan
07:37 | 07/07/2025 Hải quan

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật
13:13 | 06/07/2025 Hải quan

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX
10:02 | 06/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư
16:24 | 05/07/2025 Hải quan

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô
10:59 | 05/07/2025 Hải quan

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt
20:00 | 04/07/2025 Hải quan
Tin mới

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics