Việt Nam nêu quan điểm tại Phiên họp đặc biệt về tình hình Myanmar
Binh sỹ gác tại một điểm kiểm soát ở Mandalay, Myanmar, ngày 2/2/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN). |
Trên cơ sở đề nghị của Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh về tình hình nhân quyền tại Myanmar sau những diễn biến gần đây tại quốc gia Đông Nam Á này, vào cuối tuần qua, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva đã tiến hành Phiên họp đặc biệt lần thứ 29 theo hình thức trực tuyến.
Cuộc họp có sự tham dự của Phó Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Nada Al-Nashif, đại diện các nước và tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế phi chính phủ.
Tại phiên họp, đã có 30/47 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền và 37 nước quan sát viên đưa ra các bài phát biểu.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, cũng đã nêu lên quan điểm của Việt Nam trong vấn đề này.
Theo bà Lê Thị Tuyết Mai, là nước trong khu vực và cùng là thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam theo dõi sát các diễn biến tại Myanmar và hy vọng Myanmar sẽ sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước vì hòa bình, ổn định cũng như hợp tác trong khu vực, tiếp tục đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Đại sứ nêu rõ: “Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp dân chủ tại Myanmar, phù hợp với mong muốn và lợi ích của người dân Myanmar."
Cũng tại Phiên họp đặc biệt này, có một số ý kiến cho rằng những gì đang diễn ra tại Myanmar là công việc nội bộ của quốc gia này. Trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc của Myanmar, cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ các bên ở Myanmar tiến hành đối thoại và hòa giải, phù hợp với lợi ích của người dân nước này.
Ở góc độ của mình, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nên tập trung hỗ trợ giải quyết các vấn đề của Myanmar thay vì làm phức tạp tình hình.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực của Myanmar bên cạnh Liên hợp quốc, ông Myint Thu nhấn mạnh trong bối cảnh có những bất thường hậu bầu cử và tình hình phức tạp tại Myanmar, quân đội nước này buộc phải thực hiện trách nhiệm phù hợp với Hiến pháp.
Cũng theo Đại sứ Myint Thu, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở Myanmar từ ngày 1/2 và kéo dài một năm. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước Myanmar được chuyển từ quyền Tổng thống sang cho Tổng tham mưu trưởng quân đội.
Hội đồng hành chính nhà nước cũng đã được thành lập ngày 2/2 với 16 thành viên, gồm 8 sỹ quan cao cấp của quân đội và 8 thành viên dân sự.
Đại sứ Myint Thu nhấn mạnh Myanmar đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng phức tạp và đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Vì thế nước này mong muốn nhận được sự thấu hiểu và hợp tác mang tính xây dựng của cộng đồng quốc tế.
Đại sứ Myint Thu cam kết Myanmar sẽ tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc và ASEAN để đạt được hòa bình, ổn định lâu dài và phát triển bền vững vì lợi ích của người dân Myanmar.
Theo thông báo, vào cuối phiên họp, theo đệ trình của Anh và EU, các thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (47 nước, trong đó có 2 nước ASEAN là Indonesia và Philippines) đã thảo luận và đồng thuận thông qua Nghị quyết “Tình hình nhân quyền Myanmar trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tại nước này."
Nghị quyết bày tỏ quan ngại về cuộc đảo chính và các hành động vi phạm nhân quyền tại Myanmar; yêu cầu Cao ủy nhân quyền theo dõi và đánh giá tình hình nhân quyền tại Myanmar; cập nhật cho Hội đồng Nhân quyền tại Khóa họp 47 dự kiến diễn ra từ ngày 21/6-9/7 và trình Khóa họp 48 (dự kiến diễn ra từ ngày 13/9-1/10) một văn bản đánh giá toàn diện về tình hình nhân quyền tại Myanmar.
Tuy nhiên, trong phần phát biểu giải thích phiếu, một số nước như Trung Quốc, Nga, Venezuela, Bolivia và Philippines thông báo các nước này không đồng thuận với nghị quyết trên.
Trước đó, Đại sứ Myanmar cũng nói rõ việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về một quốc gia cụ thể là không thể chấp nhận được và Myanmar không ủng hộ dự thảo nghị quyết.
Tin liên quan
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Từ những thương vụ hợp tác lớn, hiện thực hoá giấc mơ doanh nghiệp Việt Nam hùng cường
20:47 | 30/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trung Quốc khởi kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới
09:10 | 06/02/2025 Nhìn ra thế giới
Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa USAID
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới
Lạm phát Eurozone tăng 2,5%, ECB đối mặt thách thức giảm lãi suất
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Chính sách thuế quan của Mỹ đẩy giá vàng thế giới lên mức cao kỷ lục
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Các mức thuế quan mới của Mỹ gây xáo trộn lớn trong chuỗi cung ứng
13:06 | 03/02/2025 Nhìn ra thế giới
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
17:01 | 26/01/2025 Nhìn ra thế giới
Để AI dẫn dắt thế giới?
13:42 | 25/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
09:53 | 24/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Quốc khởi kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới
Viettel Post chính thức cung cấp dịch vụ công tại Hà Nội
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics