Tiến hành đảo chính, quân đội Myanmar tỏ rõ quyền lực khi bị đe dọa
Sáng 1/2, cả đương kim Tổng thống dân sự Myanmar Win Myint, nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng một số nhà lãnh đạo khác trong đảng cầm quyền Myanmar, đã bị quân đội nước này bắt giữ. Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp, trao chính quyền cho Tổng tư lệnh quân đội - tướng Min Aung Hlaing. Đài truyền hình quân đội Myanmar tuyên bố, quân đội sẽ nắm quyền lực như vậy trong một năm.
Binh sĩ quân đội Myanmar. Ảnh: Reuters. |
Dựa trên các dấu hiệu này thì có thể khẳng định đây là một cuộc đảo chính trong đó quân đội đã tước bỏ quyền lực của chính quyền dân sự. Có thêm các dấu hiệu phụ như hệ thống điện thoại hữu tuyến và di động cũng như mạng internet đã bị gián đoạn nhất định ở một số thành phố lớn của Myanmar. Đài truyền hình nhà nước (ngoại trừ đài truyền hình quân đội) không phát sóng được.
Từ trước hôm 1/2, xe tăng đã xuất hiện trên đường phố Yangon và có những đồn đoán về khả năng quân đội sẽ tiến hành đảo chính. Quân đội Myanmar vốn không hài lòng về kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 khi họ cho rằng cuộc bầu cử có gian lận và ủy ban bầu cử Myanmar vẫn chưa cho họ kiểm tra chéo danh sách cử tri. Bản thân phát ngôn viên quân đội Myanmar cũng tuyên bố rằng họ không loại trừ khả năng sẽ có đảo chính.
Tương tự ở Thái Lan, quân đội ở Myanmar có vị thế đặc biệt và rất hay chấp chính. Tại Thái Lan, quân đội đã nhiều lần làm đảo chính và thiết lập chính quyền quân sự lâm thời. Trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, quân đội Myanmar không thực hiện nhiều cuộc đảo chính như Thái Lan nhưng thời gian họ nắm giữ chính quyền nhà nước lại kéo rất dài. Sau khi tiến hành đảo chính vào năm 1962, quân đội Myanmar đã duy trì chính quyền quân sự suốt từ năm đó đến năm 2011.
Và đến đầu năm 2021 - chỉ 10 năm sau cuộc chuyển giao chính quyền sang chế độ dân sự, quân đội Myanmar lại trực tiếp ra tay để trực tiếp kiểm soát chính quyền một lần nữa.
Chính biến 1/2 xảy ra vào đúng thời điểm quốc hội Myanmar chuẩn bị họp sau khi có kết quả bầu cử hồi tháng 11/2020. Chính quyền dân sự mới sau cuộc bầu cử này dự kiến sẽ tiến hành các cải cách dân chủ sâu rộng, thu hẹp dần quyền lực và tầm ảnh hưởng của quân đội Myanmar trong quốc gia này. Nhưng một chính quyền cải cách như thế đã bị tước quyền ngay từ trong trứng nước. Quân đội Myanmar đã hành động trước một bước.
Thật ra ngay cả giai đoạn từ năm 2011 đến trước ngày 1/2/2021, quân đội Myanmar vẫn có sức chi phối rất mạnh trong nền chính trị của quốc gia Đông Nam Á này. Sau cuộc bầu cử năm 2011, chính quyền được trao cho phe dân sự nhưng quyền lực đó không ở mức tuyệt đối và quân đội Myanmar vẫn luôn đứng phía sau tác động.
Cụ thể, bản Hiến pháp hiện nay của Myanmar có từ năm 2008 là do chính quân đội Myanmar viết lên (tất nhiên nó đã được đưa ra “trưng cầu dân ý” trước khi trở thành chính thức và có hiệu lực). Hiến pháp chứa đựng những quy định có lợi rõ ràng cho quân đội Myanmar, giúp họ tiếp tục gây ảnh hưởng lên nền chính trị Myanmar. Ví dụ, hiến pháp này cho phép quân đội Myanmar hưởng sẵn 25% số ghế trong quốc hội (không cần qua bầu cử), đồng thời cho phép họ cử sĩ quan của mình đứng đầu bộ nội vụ, bộ các vấn đề biên giới, và bộ quốc phòng. Không những vậy, Hiến pháp Myanmar 2008 còn trao quyền cho quân đội tiếp quản chính quyền trong các hoàn cảnh đặc biệt – đây có thể xem như “hành lang pháp lý” để quân đội thực hiện đảo chính với những cái cớ do họ viện dẫn.
Trong tháng 1/2021, tướng Min Aung Hlaing – người vừa nắm mọi quyền bính ở Myanmar từ sáng 1/2, cũng đã tuyên bố rằng Hiến pháp 2008 có thể bị “thu hồi” trong những hoàn cảnh nhất định. Như vậy, quân đội Myanmar không chỉ nắm lấy chính quyền từ ngày 1/2/2021 mà còn có thể sẽ hủy bỏ nốt Hiến pháp 2008 và thay thế nó bằng một phiên bản mới trong thời gian sắp tới, bảo đảm lợi ích tối đa cho giới quân sự nước này./.
Tin liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
20:58 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ủng hộ thiết lập hành lang nhân đạo tại Myanmar
07:54 | 30/01/2024 Nhìn ra thế giới
Việt Nam hợp tác với ASEAN hỗ trợ Myanmar tiến tới giải pháp hòa bình
10:34 | 17/03/2023 Sự kiện - Vấn đề
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
10:11 | 24/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
Việt Nam - Nhật Bản cần nỗ lực bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên thương mại điện tử
Thị trường ôtô châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt
Hàn Quốc công bố 5 mục tiêu phát triển điện hạt nhân đến năm 2050
Hàng nghìn học sinh, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics