Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô, đậu tương
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh | |
Nhập khẩu ngô, đậu tương giá tăng, lượng giảm |
Đẩy mạnh trồng các giống ngô, đậu tương biến đổi gen là một trong những giải pháp giúp tăng nguồn cung trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cụ thể, khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 7/2022 ước đạt 250.000 tấn với trị giá đạt 189,4 triệu USD, đưa tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu đậu tương 7 tháng năm 2022 đạt 1,3 triệu tấn và 893,6 triệu USD, tương đương về khối lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Brazil, Mỹ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 với 99,2% thị phần.
Với mặt hàng ngô, ước khối lượng nhập khẩu tháng 7/2022 đạt 500.000 tấn với trị giá đạt 191,7 triệu USD, đưa tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu ngô 7 tháng năm 2022 đạt 5,1 triệu tấn và 1,8 tỷ USD, giảm 21,9% về khối lượng nhưng tương đương về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trao đổi với báo chí mới đây xung quanh câu chuyện Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, điển hình như ngô, đậu tương, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năng suất trồng ngô, đậu tương của Việt Nam thấp, giá thành sản xuất cao, lợi nhuận kém hấp dẫn so với các cây trồng khác.
"Ví dụ, năng suất ngô của Việt Nam chỉ 4,8 tấn/ha nhưng của các nước sử dụng nguồn giống chuyển gen, năng suất tới 9 tấn/ha. Đậu tương của Mỹ 1 cây có tới 132 quả nhưng của Việt Nam chỉ được chưa đến 70 quả", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thông tin thêm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT và các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để chủ động một phần.
Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tập đoàn De Heus (Hà Lan) phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi xây dựng các hợp tác xã trồng sắn và ngô tại các tỉnh Tây Nguyên để đảm bảo thu mua khép kín phục vụ trực tiếp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
"Việt Nam sẽ tập trung vào trồng ngô sinh khối, tập trung chế biến 1,5 triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp để chuyển làm thức ăn cho đại gia súc, từ đó tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi", ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí Hải quan về phát triển giống cây trồng biến đổi gen, điển hình là giống ngô biến đổi gen tại Việt Nam, ông Phùng Đức Tiến nêu rõ: Bộ NN&PTNT đã có thông tư về cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học. Chiếu theo thông tư này, ngô biến đổi gen hoàn toàn được phép canh tác.
"Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ thống nhất các hồ sơ về cây trồng biến đổi gen sẽ tiếp tục được giải quyết chứ không phải không sử dụng vì thực tế Việt Nam cũng đang nhập sản phẩm ngô, đậu tương biến đổi gen", lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam nêu quan điểm: sử dụng giống cây trồng biến đổi gen sẽ giúp cây trồng có các loại gen như gen chống cỏ dại, gen chống sâu đục thân…, đảm bảo tiềm năng, năng suất của cây trồng, giảm chi phí sản xuất.
Việt Nam đang nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương biến đổi gen nên cũng nên đẩy mạnh đưa vào trồng các giống cây trồng biến đổi gen trong nước. Đây là một giải pháp ở góc độ giống cây trồng nhằm góp phần từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
“Đó là những tiến bộ về sinh học, tiến bộ về khoa học công nghệ nên ứng dụng vào để tăng khả năng chịu hạn của cây ngô. Thông thường, trồng ngô không tưới đủ nước năng suất rất thấp nhưng nếu trồng giống ngô có khả năng chịu hạn kết quả thu về sẽ tốt hơn nhiều”, ông Dương nói.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, suốt giai đoạn từ năm 2013 đến nay, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chỉ giảm trong 2 năm là 2017 và 2019, còn lại các năm khác trị giá nhập khẩu đều tăng. Cụ thể, trị giá nhập khẩu tăng đều đặn từ mức hơn 3 tỷ USD năm 2013 lên hơn 3,25 tỷ USD năm 2014; hơn 3,39 tỷ USD năm 2015 và hơn 3,44 tỷ USD năm 2016. Đến năm 2017, trị giá nhập khẩu giảm 6,4% so với năm 2016, đạt hơn 3,22 tỷ USD. Ngay sau đó năm 2018, trị giá nhập khẩu tăng mạnh 21,2% so với năm 2017, đạt hơn 3,91 tỷ USD. Năm 2019, trị giá nhập khẩu đạt hơn 3,7 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2018. Sau nhịp giảm vào năm 2019, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu ghi nhận quay trở lại tăng liên tục từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm nay với trị giá nhập khẩu lần lượt đạt hơn 3,84 tỷ USD, hơn 4,93 tỷ USD và hơn 2,6 tỷ USD. |
Tin liên quan
Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm?
10:15 | 13/07/2022 Kinh tế
Điều chỉnh chính sách để giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
20:01 | 29/05/2022 Kinh tế
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng mạnh
16:15 | 09/05/2022 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
09:24 | 31/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
09:24 | 30/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE
15:22 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô
09:48 | 28/10/2024 Xuất nhập khẩu
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa
11:38 | 26/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD
15:48 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm dự báo khả quan
14:21 | 25/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK