Vai trò của cảng biển trong xung đột thương mại Mỹ-Trung
Vai trò của Mỹ trong đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu Nấc thang mới trong tranh chấp thương mại Mỹ-Trung |
Ảnh minh họa |
Sự phụ thuộc này khiến các nhà chức trách Mỹ lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng vị trí thống lĩnh này để gây gián đoạn chuỗi cung ứng của Mỹ. Đây là một phần nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 2 đã ban hành các biện pháp nâng cao bảo mật công nghệ thông tin của cần cẩu và hệ thống hậu cần liên quan tại các cảng. Cảnh sát biển Mỹ đã ban hành thêm các quy định có hiệu lực vào tháng 11/2024.
Lý do để Mỹ ban hành các quy định an toàn chặt chẽ hơn là bởi nước này nghi ngờ Công ty nhà nước Trung Quốc Shanghai Zhenhua Heavy Industries (ZPMC) – công ty dẫn đầu thị trường thế giới về cần cẩu container với thị phần khoảng 70%, có thể truy cập từ xa vào hệ thống cần cẩu của các cảng Mỹ. Việc truy cập từ xa qua Internet có thể được coi là hợp pháp để tiến hành các công việc bảo trì. Điều này cũng sẽ cho phép công ty sản xuất thu thập thông tin về các container đang được vận chuyển hoặc tắt cần cẩu từ xa.
Trung Quốc đã đầu tư vào chuỗi hậu cần toàn cầu trong nhiều năm. Bên cạnh việc xây dựng các tuyến đường sắt, hoạt động đầu tư vào các cảng là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Khi nói đến đầu tư của Trung Quốc, luôn có những cuộc thảo luận về rủi ro và nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh. Ngoài những lo ngại về an ninh và rủi ro địa chính trị, các cuộc tranh luận thường chứa đựng chủ nghĩa bảo hộ: sự tiến bộ kinh tế của Trung Quốc nên bị hạn chế. Mùa Xuân năm nay, Chính phủ Mỹ đã công bố đầu tư hàng tỷ USD vào cơ sở hạ tầng cảng, nhằm mục đích đưa hoạt động sản xuất cần cẩu trở lại nước này.
Bên cạnh đó, hậu cần hàng hải là một yếu tố dễ bị tổn thương của nền kinh tế Mỹ bởi ngay cả lực lượng vũ trang nước này, với các căn cứ và hoạt động trên toàn cầu, cũng dựa vào các cảng đang hoạt động. Theo tờ “ Wall Street Journal”, cần cẩu ZPMC của Trung Quốc còn được trang bị ở một số cảng mà quân đội Mỹ sử dụng. Do đó, có thể hình dung được một số kịch bản về cách Trung Quốc có thể khai thác quyền truy cập từ xa vào cần cẩu cảng ở Mỹ để gây tổn hại cho nền kinh tế hoặc quân đội Mỹ.
Việc tiếp cận từ xa dịch vụ hậu cần cảng của Mỹ sẽ rất hữu ích cho Trung Quốc trong trường hợp căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới. Nếu Trung Quốc thành công trong việc làm gián đoạn hoạt động hậu cần tại các cảng container như ở Long Beach hay Seattle, điều này có thể gây ra hậu quả nặng nề cho Mỹ.
Mỹ đặt ưu tiên cao cho an ninh quốc gia bởi nước này đóng vai trò là một cường quốc toàn cầu. Do vậy, một mặt, Mỹ phải đối phó với những mối đe dọa toàn diện và khốc liệt hơn hầu hết các quốc gia khác, mặt khác, về mặt kinh tế, Washington cũng có đủ khả năng để thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và dần trở nên không phụ thuộc vào các sản phẩm từ Trung Quốc.
Tin liên quan
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Campuchia thông báo giảm mạnh phí thị thực điện tử từ đầu năm 2025
09:16 | 30/12/2024 Nhìn ra thế giới
Chính sách thương mại Mỹ “phủ bóng” triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
11:02 | 29/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics