Vai trò của Mỹ trong đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu
Ukraine nhấn mạnh các đảm bảo an ninh trong đàm phán với Nga | |
Thêm thách thức “bủa vây” an ninh lương thực toàn cầu | |
Cú sốc năng lượng toàn cầu |
Chỉ Mỹ mới có thể đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu |
Cách đây vài tuần, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã công bố báo cáo về triển vọng năng lượng thường niên, cho rằng mức tiêu thụ năng lượng của Mỹ sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2050. Mặc dù năng lượng tái tạo được dự báo là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất, nhưng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong ít nhất 28 năm tới.
Trong thời gian gần đây, cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở Ukraine và mối quan hệ giữa các cường quốc trên toàn cầu đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực năng lượng. Giá năng lượng tăng đột ngột đã tạo thêm gánh nặng lạm phát vốn đã rất lớn đối với hầu hết quốc gia trên thế giới. Giá dầu thô Brent tính theo ngày đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 15 năm khi thế giới giảm bớt mua các loại nhiên liệu hydrocarbon của Nga trong bối cảnh khủng hoảng nguồn cung chưa từng có, và đã có lời kêu gọi tiếp theo từ các nhà lãnh đạo thế giới về việc khoan dầu và khí đốt nhiều hơn để bổ sung nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn và nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
Trong khi đó, với tư cách là nước sản xuất dầu khí số một thế giới, chỉ Mỹ mới có khả năng đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu. Điều đó sẽ không xảy ra trong "một sớm một chiều", nhưng Mỹ có thể thực hiện các bước đi ngay từ thời điểm hiện nay để thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng trong nước, song hành với các biện pháp trừng phạt Nga. Mặc dù vậy, Mỹ đang phải đối mặt với một số thách thức không nhỏ để thể hiện vai trò của mình.
Trước hết, triển vọng đẩy mạnh sản xuất dầu khí tại Mỹ vẫn còn xa vời. Sản lượng dầu của Mỹ, hiện vào khoảng 11,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh năm 2019 là 13 triệu thùng/ngày. Số lượng giàn khoan đang hoạt động đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, nhưng con số 519 giàn khoan vẫn kém xa mức cao nhất mọi thời đại là 1.600 giàn vào năm 2014.
Bên cạnh đó, ngành kinh doanh năng lượng tại Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng. Trong thời gian đại dịch, nhiều công nhân đã nghỉ việc khiến các công ty khai thác đá phiến phải tìm kiếm công nhân có tay nghề với chi phí cao và nguồn cung hạn chế. Trong khi đó, chi phí cho cát frac - thành phần rất quan trọng cho việc hoàn thiện giếng khoan - đã tăng gần 200% trong năm 2021 và vỏ thép cho các lỗ khoan cũng ngày càng đắt đỏ và khó tìm.
Ngoài ra, vẫn có rất ít hoạt động khai thác mới được triển khai tại các vùng đất và vùng biển của Mỹ. Các hoạt động khai thác ngay ở trong nước hiện đang cung cấp khoảng 25% sản lượng dầu và 11% khí đốt tự nhiên của Mỹ. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Biden vẫn chưa đưa ra kế hoạch mới khi chương trình cho thuê thềm lục địa, bao gồm cả Vịnh Mexico, trong 5 năm sẽ hết hạn vào tháng 6/2022. Cùng với đó, 9.000 hợp đồng cho thuê đã được phê duyệt đối với các khu đất của liên bang vẫn chưa đạt hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, Mỹ cần một giải pháp thực tế về chính trị và năng lượng nếu muốn duy trì vai trò đầu tàu về năng lượng và cung cấp nguồn cung dầu và khí đốt tự nhiên cho các quốc gia sẵn sàng thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Những biện pháp hữu hiệu có thể được cân nhắc gồm loại bỏ các quy định khó khăn về sản xuất dầu và khí đốt, đẩy nhanh việc triển khai các hợp đồng cho thuê của liên bang cả trên đất liền và ngoài khơi, xúc tiến việc phê duyệt xây dựng các đường ống và các cơ sở xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng của Mỹ trong việc bán nhiều dầu khí cho châu Âu.
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK