Ưu tiên nguồn lực tài chính cho phòng chống dịch Covid-19
Bố trí ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Trà Hương |
Áp dụng cơ chế đặc biệt trong phòng chống dịch
Nguồn lực tài chính cho phòng chống dịch là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV vừa qua. Lần đầu tiên, Nghị quyết của Quốc hội đã thống nhất giao Chính phủ, Thủ tướng quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, cho phép Chính phủ áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được trao quyền trong việc mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh với điều kiện không để xảy ra tiêu cực, hạn chế tối đa lãng phí. Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí chi sự nghiệp y tế còn lại năm 2020 của Bộ Y tế để mua vắc xin phòng dịch Covid-19 và quyết toán vào chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến hết sức phức tạp, để thực hiện thành công chiến lược vắc xin, ngành Tài chính đã nỗ lực, sáng tạo, nghiên cứu, tham mưu nhiều giải pháp để huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ mua vắc xin tiêm chủng trên diện rộng cho người dân, sớm tạo miễn dịch cộng đồng. Tổng nguồn lực dành được đến nay khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021 để có thêm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, tăng chi đầu tư phát triển và giảm bội chi NSNN năm 2021. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 là nguồn lực vô cùng quý báu và quan trọng để đất nước ta chống lại đại dịch, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển. Chúng tôi hiểu rằng đồng tiền trong quỹ dù một đồng cũng là kết tinh của tình yêu thương, trách nhiệm, sự sẻ chia và tinh thần yêu nước sâu sắc của nhân dân. Chúng tôi phải có trách nhiệm quản lý đúng đắn, chặt chẽ, minh bạch và sử dụng Quỹ tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác phòng chống dịch tốt nhất cho nhân dân. |
Vấn đề ưu tiên nguồn lực tài chính cho công tác phòng chống dịch cũng đã được Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết số 86/2021/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ban hành sau đó. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên sắp xếp, bố trí NSNN và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và cơ sở điều trị người bệnh Covid-19; giao Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các cơ sở y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch. Căn cứ yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sau khi đã rà soát, huy động, sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác mà vẫn còn khó khăn, UBND cấp tỉnh đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện. Bộ Tài chính chủ trì rà soát thẩm định, đề xuất cấp thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ, tạm cấp từ ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương.
Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% chi phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước còn lại trong năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, trừ kinh phí hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, kinh phí hoạt động ngoại giao của Bộ Ngoại giao và tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 không tính tiền lương và các khoản thu nhập khác; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid -19.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng có công văn yêu cầu Bộ Tài chính căn cứ tình hình thu NSNN, diễn biến thực tiễn của dịch Covid-19 để chủ động xây dựng phương án điều hành NSNN năm 2021. Công tác này cần bảo đảm đáp ứng kịp thời các nhu cầu theo quy định, đặc biệt là cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của ngân sách Trung ương trong mọi tình huống.
Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương ưu tiên kinh phí phòng chống dịch
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất ban hành và ban hành theo thẩm quyền các giải pháp chính sách tài khóa tiếp tục thực hiện trong năm 2021 để phòng, chống dịch, hỗ trợ DN và người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19.
Theo Bộ Tài chính, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong 6 tháng đầu năm, NSNN đã chi 4,65 nghìn tỷ đồng và tính từ năm 2020 đến hết tháng 6/2021, ngân sách đã chi 21,5 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch. Cụ thể, 8,4 nghìn tỷ đồng được chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19 (mua vắc-xin, vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ các đối tượng bị cách ly, phụ cấp cho lực lượng tham gia phòng chống dịch) và 13,1 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo các Nghị quyết 42/2020/NQ-CP và 154/2020/NQ-CP của Chính phủ.
Cùng với đó, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ mua và sử dụng vắc xin tiêm phòng Covid-19 trong thực hiện chiến lược vắc xin, Bộ Tài chính đã tham mưu nhiều giải pháp hiệu quả như trình Chính phủ bổ sung 1.237 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí 13,3 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2020. Đặc biệt, việc thành lập Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 để huy động tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đem lại nguồn lực lớn, có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo nguồn lực cho phòng chống dịch.
Tính đến ngày 23/8/2021, Quỹ vắc xin đã huy động được khoảng 8.643 tỷ đồng và đã chi gần 200 tỷ đồng để mua vắc xin. Cùng với đó, một số địa phương đã chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương cũng như huy động thêm đóng góp trong xã hội để đảm bảo nguồn kinh phí mua vắc xin phòng Covid-19 khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng. Như vậy, đến nay, tổng cộng nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ mua và sử dụng vắc xin tiêm phòng Covid-19 khoảng 25 nghìn tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng cho biết, ngày 30/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định sử dụng 7,65 nghìn tỷ đồng để mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19, gồm 5,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2020 chuyển sang và 2,55 nghìn tỷ đồng từ nguồn huy động của Quỹ Vắc xin phòng Covid-19. Bên cạnh đó, nguồn lực phòng chống dịch năm nay có thêm nguồn thu từ việc thực hiện cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021 dự kiến được khoảng 11-12 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương khoảng 7 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 4-5 nghìn tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết, để đẩy nhanh việc kiểm soát dịch, bên cạnh việc đảm bảo nguồn lực tài chính từ ngân sách thì việc huy động nguồn lực trong xã hội là rất cần thiết. Ông Lê Đăng Doanh cũng ủng hộ việc đẩy mạnh tiết kiệm chi thường xuyên để có thêm nguồn lực tài chính cho phòng chống dịch trong thời gian tới, qua đó góp phần sớm kiểm soát dịch Covid-19 trên toàn quốc.
Tin liên quan
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp thu thuế thương mại điện tử
20:21 | 15/11/2024 Tài chính
Cách nào ngăn đà bán ròng của khối ngoại?
10:45 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics