Facebook Twitter youtube Tiktok

Từ vụ sữa giả đến "lỗ hổng" trách nhiệm

Từ vụ việc sữa bột giả bị lực lượng Công an bắt giữ gần đây cho thấy, còn nhiều vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ người tiêu dùng, cũng như trách nhiệm từ phía cơ quan quản lý...
Bộ Công Thương nói gì về vụ sữa giả vừa được Công an triệt phá?

"Quả bóng" trách nhiệm

Khi vụ Kẹo rau củ Kera chưa lắng thì đường dây 573 loại sữa bột giả quy mô khủng bị phanh phui.

Thực tế trong nhiều năm qua, liên tiếp các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đã bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, vấn nạn này dường như chưa suy giảm mà còn gia tăng.

Sau vụ việc 573 loại sữa bột giả bị Công an phanh phui, rất nhiều cơ quan quản lý nhà nước liên quan đã lên tiếng, như Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Nhưng điểm chung là các cơ quan này đều không hề thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong vụ việc.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế tuyên bố "vô can" khi lý giải rằng: Các sản phẩm sữa thuộc diện tự công bố, nghĩa là doanh nghiệp chịu trách nhiệm về chất lượng. Riêng sữa vi chất thì được phân cấp cho địa phương quản lý.

Còn Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cũng phủ nhận trách nhiệm khi lý giải, họ chỉ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Từ vụ sữa giả đến
Kho chứa các hộp sữa bột giả của nhóm đối tượng bị cơ quan Công an phanh phui. Ảnh: VTV

Trả lời báo chí, ông Vũ Vinh Phú - chuyên gia kinh tế cho rằng, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý vì đã để những đối tượng sản xuất sữa giả "tự tung tự tác" trên thị trường hơn 4 năm qua.

Qua vụ việc này, chuyên gia kinh tế chỉ ra, thị trường nội địa đang bị buông lỏng, niềm tin của người tiêu dùng bị sụt giảm nghiêm trọng.

Trong khi đó, hiện nay, lực lượng quản lý nhà nước rất đông đảo, có thể kể tới như: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương, Ủy ban cạnh tranh quốc gia…

Cùng với đó, văn bản pháp lý, chế tài về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta khá rõ ràng và đầy đủ, như: Luật Bảo vệ người tiêu dùng (2023), Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, còn nhiều văn bản của Chính phủ, Thủ tướng cũng đã được ban hành nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các cơ quan, hiệp hội được giao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, như: Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ… có tiếng nói đối với người tiêu dùng chưa đủ sức mạnh. Ngoài ra, điều kiện hoạt động của những tổ chức này cũng hết sức khó khăn, cùng nhiều nguyên nhân khách quan như tâm lý trì trệ của phần đông người tiêu dùng, chế tài còn có bất cập..., nên việc xử lý triệt để mọi vấn đề không dễ.

Có thể thấy, quyền uy và trách nhiệm của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng ở nước ta là không nhiều. Ở các nước, trách nhiệm của hội nếu không bảo vệ được quyền lợi cho người tiêu dùng thì cũng phải chịu trách nhiệm. Còn ở Việt Nam, thâm chí nhiều người tiêu dùng còn chưa biết đến vai trò của những cơ quan này.

Ngoài ra, có một thực tế hiện nay, người tiêu dùng ngại khiếu nại, khiếu kiện, ngại lên tiếng để bảo vệ quyền lợi chính đáng. Nguyên nhân do các kiến thức về bảo vệ quyền lợi của chính mình còn chưa thông suốt nên việc khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng khó có thể đạt được kết quả tốt nhất. Nguyên nhân thứ hai là quy trình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện còn phức tạp...

Từ câu chuyện trên cho thấy, chuyện chia cắt trong quản lý với nhiều ban bệ, đơn vị nào cũng có chức năng quản lý nhà nước, nhưng khi sự việc xảy ra thì lại chưa thấy cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm. Tựu trung, đối tượng thiệt thòi ở đây là người tiêu dùng.

Hãy là người tiêu dùng thông minh

Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điều cần đặc biệt lưu ý là, cần phải tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chỉ một đầu mối chịu trách nhiệm trước một vấn đề, không để "quả bóng" trách nhiệm lăn qua lăn lại…

Về phía người tiêu dùng, để bảo vệ bản thân và gia đình, người tiêu dùng cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về hàng hóa, lựa chọn nhà cung ứng sản phẩm uy tín để mua.

Đây chính là bí quyết cho người tiêu dùng bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trước "ma trận" hàng hóa bán tràn lan cả trên thị trường truyền thống và online như hiện nay.

Người tiêu dùng cũng cần tẩy chay những sản phẩm không an toàn, không nên vì ham giá rẻ mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình, đồng thời tiếp tay cho hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng.

Lê Vân

Tin liên quan

Tạo lập thị trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn

Tạo lập thị trường thương mại điện tử minh bạch, an toàn

Bộ Công Thương đang thúc đẩy việc xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Luật TMĐT, với nhiều điểm mới như định danh người bán, nâng trách nhiệm của sàn và quản lý hoạt động xuyên biên giới nhằm bảo vệ người tiêu dùng và tạo lập thị trường số minh bạch, an toàn.
Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
Bài 3:  Mỗi cú click - Một lần đánh cược lòng tin của người tiêu dùng

Bài 3: Mỗi cú click - Một lần đánh cược lòng tin của người tiêu dùng

Hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sai lệch… đang khiến niềm tin vào thương mại điện tử (TMĐT) bị lung lay. Phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Quang Minh (Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) về những “lỗ hổng” trong kiểm soát, hành lang pháp lý còn yếu và hướng đi để khôi phục lòng tin người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử.
Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 7,2%. Đây là một kết quả tích cực của kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã thực hiện tổng cộng 2.176 vụ kiểm tra, trong đó có 53 vụ kiểm tra định kỳ, 2.066 vụ kiểm tra đột xuất và 57 vụ kiểm tra chuyên đề.
Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Với mẫu mã và chất lượng đảm bảo, hơn 95% hàng hóa của Việt Nam được hiện diện tại hệ thống phân phối hiện đại Central Retail Việt Nam.
Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không thực hiện trích lập và không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng.
Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Cục Quản lý Dược cho biết lý do thu hồi 7 sản phẩm dưỡng da này có công thức không đúng so với hồ sơ đã công bố.
Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

2 loại kem đánh răng gồm Aquafresh Soft Mint và Aquafresh Clear mint có xuất xứ Nhật Bản do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm công bố và đưa ra thị trường.
8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

Ngày 2/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành 4 quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký sản phẩm của một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Cục Quản lý Dược vừa thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm DÉSEMBRE DERMA SCIENCE HIGH FREQUENCY CREAM PROFESSIONAL, kem massage tần sóng cao của Hàn Quốc.
Bộ Y tế cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm thực phẩm An vị Mộc Linh

Bộ Y tế cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm thực phẩm An vị Mộc Linh

Tại thời điểm kiểm tra không thấy bảng hiệu Công ty Dược mỹ phẩm A-M, công ty trách nhiệm về sản phẩm An vị Mộc Linh và không có hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký.
Phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm

Phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm

Thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, trong tháng cao điểm đã phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm.
Thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng

Thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng

Ngày 25/6, thông tin từ Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho biết, Cục này vừa ra quyết định thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Cục này cấp cho Công ty TNHH JP-Bùi Đặng (phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Thuốc chống phù nề và kháng viêm của Dược phẩm Cửu Long bị thu hồi

Thuốc chống phù nề và kháng viêm của Dược phẩm Cửu Long bị thu hồi

Yêu cầu Công ty Dược phẩm Cửu Long phối hợp với nhà phân phối thuốc tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc chống phù nề và kháng viêm, dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tháng cao điểm, phát hiện và xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tháng cao điểm, phát hiện và xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị Shopee và Lazada Việt Nam rà soát, ngừng kinh doanh, gỡ bỏ thông tin các sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Biến động của giá hàng hóa thế giới sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực đối với sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.
Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Cục Hải quan thông báo công khai thông tin và hướng dẫn các đơn vị hải quan thực hiện theo đúng quy định.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Ngành gạo Việt nửa đầu 2025 được mùa nhưng mất giá, biên lợi nhuận vẫn “mỏng như lá lúa”.
Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Cục Hải quan vừa trả lời và hướng dẫn Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam thực hiện chính sách về quyền XNK của DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc

Xuất khẩu Việt Nam nửa đầu 2025 đạt 219,8 tỷ USD, tăng 14,4%, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động