Trang bị khí tài quan sát để chống buôn lậu trên biển
Buôn lậu trên biển lại “nóng” | |
Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu trên biển | |
Gia tăng buôn lậu trên biển |
Ông Trần Văn Nam, Cục trưởng Cục Phát luật và Nghiệp vụ trực tiếp chỉ đạo lực lượng phối hợp xử lý một vụ vận chuyển thuốc lá lậu. |
Sau 5 năm thành lập, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã góp phần kết nối lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Vai trò của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong công tác này được thể hiện như thể nào, thưa ông?
Việc thành lập Ban Chỉ đạo 389 là chủ trương đúng đắn của Chính phủ đã quy tụ các lực lượng chức năng làm công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên phạm vi cả nước.
Sau khi thành lập Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các lực lượng chức năng đã phối hợp tốt trong công tác này.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đi vào hoạt động đã có những hành động cụ thể để kết nối các lực lượng và có sự đôn đốc việc thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành.
Cụ thể, sự quyết liệt từ cấp Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương đem lại hiệu quả tích cực trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 5 năm vừa qua là khá tích cực, đáng khích lệ, góp phần đáng kể vào xây dựng, phát triển nền kinh tế đất nước.
Thời gian qua, tình hình buôn lậu trên biển diễn ra phức tạp. Số lượng hàng hóa vi phạm trên biển rất lớn, tập trung vào các vùng biển trọng điểm (khu vực biển phía Bắc, miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ). Hàng hóa vi phạm chủ yếu là than, quặng, thuốc lá điếu, rượu ngoại, phân bón (phân lân, phân đạm), pháo nổ.
Điển hình, có vụ việc tàu nước ngoài buôn lậu xăng dầu do lực lương Cảnh Sát biển bắt giữ có số lượng tang vật lên đến gần 9 triệu lít dầu DO. Qua xử lý, lực lượng Cảnh Sát biển đã bán phát mại gần 90 tỷ đồng, đây được xem là những vụ buôn lậu trên biển.
Ông có thể cho biết việc triển khai công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng, cũng như khó khăn của lực lượng Cảnh sát biển trong công tác đấu tranh chống buôn lậu trên biển?
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66 quy định công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát biển với các lực lượng Hải quan, Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường đã phát huy hiệu quả. Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 02 về quy chế phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát biển với các lực lượng trong Bộ Quốc phòng.
Về hành lang pháp lý, lực lượng Cảnh Sát biển đã chủ động tham mưu cho Bộ Quốc phòng ban hành thông tư liên tịch với Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tài chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có các lực lượng có hoạt động trực tiếp trên biển) đảm bảo công tác phối hợp, tạo hành lang pháp lý để các lực lượng căn cứ, thực hiện, nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh, phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở trên biển nói riêng.
Cùng với đó, thông qua việc trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành, các lực lượng đã phối hợp tuyên truyền pháp luật cho ngư dân và các tổ chức hoạt động trên biển; phối hợp tổ chức tuần tra, kiểm soát, đặc biệt là phối hợp điều tra xác minh phòng, chống tội phạm trên biển.Mặt khác, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cũng phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong việc điều tiết thông tin. Qua thông tin đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển đã tiếp nhận, xác minh, đấu tranh thành công nhiều chuyên án, vụ án lớn.
Lực lượng Cảnh sát biển được giao một số nhiệm vụ hoạt động điều tra, khởi tố, sau đó bàn giao cho các lực lượng Công an, Viện Kiểm sát để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền, do đó hồ sơ, phương tiện, con người, tang vật phải được đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
Khó khăn trong công tác đấu tranh chống buôn lậu trên biển của lực lượng Cảnh sát biển là vùng biển rộng (trên 1 triệu km vuông), 200 hải lý đặc quyền kinh tế. Trong nhiều vụ việc, lực lượng Cảnh sát biển thực hiện quyền tài phán quốc gia, bắt giữ tàu nước ngoài, tàu Việt Nam vi phạm ở những vùng biển xa, cách đất liền từ 150 đến 170 hải lý.
Bên cạnh đó, các đối tượng buôn lậu thường vận chuyển số lượng hàng lớn, trị giá lớn và luôn có sự cảnh giác, trang bị các khí tài quan sát, dụng cụ nghe nhìn từ xa để phát hiện lực lượng chức năng (trên 10 km). Do vậy, ở vùng biển giáp ranh, các đối tượng rất dễ tẩu thoát hàng hóa sang các vùng biển nước ngoài.
Mặt khác, trong công tác đấu tranh chống buôn lậu trên biển, lực lượng Cảnh sát biển phải đối mặt với tình hình thời tiết khắc nghiệt, sóng to, gió lớn, biển động làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, cũng như công tác tuần tra, kiểm soát, cũng như dẫn giải phương tiện vi phạm từ những vùng biển xa vào đất liền.
Các đối tượng buôn lậu trên biển thường manh động, sử dụng vũ khí nóng để chống đối quyết liệt, không hợp tác với lực lượng làm nhiệm vụ.
Thời gian tới, lực lượng Cảnh sát biển cần làm gì để nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thưa ông?
Thứ nhất, lực lượng Cảnh sát biển tiếp tục phát huy nội lực, nắm chắc tình hình để tổ chức lực lượng trinh sát trên biển, đặc biệt là tập trung vào các vùng biển trọng điểm để kết hợp tốt công tác tuần tra, kiểm soát công khai với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ bí mật, tiết kiệm được nhiên liệu, tiết kiệm ngân sách.
Thứ hai, thường xuyên thực hiện tuần tra, kiểm soát ở tất cả các vùng biển vào các dịp lễ, tết, thậm chí vào các thời điểm thời tiết xấu.
Thứ ba, phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, ngư dân và các tổ chức, cá nhân hiểu được pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, kịp thời tố giác tội phạm.
Thứ tư, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp; làm nhiệm vụ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, sức khỏe tốt và tinh thông nghiệp vụ pháp luật để đấu tranh với các loại tội phạm.
Thứ năm, cần trang bị phương tiện có khả năng hoạt động dài ngày trên biển và chịu được sóng gió lớn để truy đuổi, phát hiện, ngăn chặn từ xa, đấu tranh có hiệu quả, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, tạo lòng tin trước khi ra khơi làm nhiệm vụ đấu tranh chống lại các loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm trên biển có tổ chức, xuyên quốc gia.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển 50.000 lít dầu DO trái phép trên biển
20:06 | 24/02/2024 An ninh XNK
Đưa quy định, chính sách pháp luật trên biển đến với ngư dân 28 tỉnh ven biển
08:47 | 15/11/2023 Chính sách và Cuộc sống
Cảnh sát biển tăng cường tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển
10:45 | 14/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
14:31 | 23/12/2024 An ninh XNK
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
13:22 | 23/12/2024 An ninh XNK
Ngụy trang ma túy trong bình đựng măng ớt
10:43 | 22/12/2024 An ninh XNK
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đánh giá cao kết quả chống buôn lậu của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
10:29 | 22/12/2024 An ninh XNK
Bóc thủ đoạn giấu ma túy, hàng cấm qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo
06:54 | 22/12/2024 An ninh XNK
Hơn 2 năm lần theo đường dây ma túy “khủng”
09:50 | 21/12/2024 An ninh XNK
Hành trình triệt phá đường dây vận chuyển 2 tấn ma túy xuyên quốc gia
16:11 | 20/12/2024 An ninh XNK
Trung tướng Nguyễn Văn Viện: Xác định được những cơ sở sản xuất ma tuý quy mô công nghiệp
14:22 | 20/12/2024 An ninh XNK
Đồng Tháp tiêu hủy trên 120.000 bao thuốc lá lậu
14:12 | 19/12/2024 An ninh XNK
Tội phạm lĩnh tài chính trên không gian mạng ngày càng phức tạp
14:43 | 18/12/2024 An ninh XNK
Ưu tiên chống hàng giả trên thương mại điện tử
09:14 | 18/12/2024 An ninh XNK
Tăng cường chống buôn lậu đối với hàng hóa mua bán qua thương mại điện tử
09:11 | 18/12/2024 An ninh XNK
Bắt ô tô vận chuyển gần 400 kg pháo lậu
08:48 | 18/12/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics