Trái phiếu Chính phủ vẫn là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng
Thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã từng bước phát triển. Ảnh: ST |
Kênh huy động vốn quan trọng cho NSNN
Tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ huy động đến hết ngày 28/6/2023 đạt 179.892 tỷ đồng. Kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ bình quân là 12,23 năm; lãi suất phát hành bình quân là 3,7%/năm. Về cơ cấu kỳ hạn phát hành, kỳ hạn 7 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 44,7%, kỳ hạn 10 năm chiếm 39,2%, kỳ hạn 5 năm chiếm gần 12%... tổng khối lượng phát hành.
Có thể thấy, thời gian qua, thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã từng bước phát triển và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho NSNN. Thông tin thêm về tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ từ đầu năm đến nay, tại cuộc họp báo thường kỳ quý 2 của Bộ Tài chính, bà Trần Thị Huệ, Phó Tổng Giám đốc KBNN cho biết, theo quy định, nguồn trái phiếu Chính phủ được sử dụng chi cho đầu tư phát triển và trả nợ gốc đến hạn. Trong số này, phần thanh toán gốc đến hạn là khoảng hơn 60.000 tỷ đồng, còn lại được dùng cho chi đầu tư phát triển.
Các chuyên gia Công ty Chứng khoán VCBS nhận định, giai đoạn này, kênh đầu tư trái phiếu Chính phủ đang được cho là kênh đầu tư ưu tiên trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp do nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân thấp. Hơn nữa, từ đầu tháng 5/2023, Thông tư số 12/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 107/2020/TT-BTC hướng dẫn giao dịch mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ từ nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của KBNN có hiệu lực. Điều này được đánh giá là giúp làm chặt chẽ hơn và tăng tính công khai, minh bạch của các giao dịch mua lại trái phiếu Chính phủ.
Không thể “nóng vội” đẩy tiền ra lưu thông
Tuy nhiên, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu tháng 5/2023, báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban Kinh tế đã đưa ra khuyến nghị, cần điều chuyển, sử dụng vốn linh hoạt, hạn chế phát hành trái phiếu Chính phủ khi chưa giải ngân được nguồn vốn huy động cũ.
Trả lời tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng trong ngân quỹ đã được bố trí nhiệm vụ chi và đã có trong dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân tỉnh và Quốc hội phê chuẩn, cho nên không thể lấy nguồn này để chi cho các nhiệm vụ chi khác bởi quy định của pháp luật là các khoản chi đều phải nằm trong dự toán, muốn thay đổi cơ cấu chi này phải trình lại với Quốc hội.
Cũng theo Bộ trưởng, đây là nguồn tạm thời nhàn rỗi do đầu tư công, các chương trình phục hồi kinh tế chưa giải ngân được… và tích lũy quỹ tiền lương. Khoảng trên 90% tồn dư tại ngân sách của địa phương, ngoài ra, các khoản tiền này còn được gửi tại 3 ngân hàng thương mại nhà nước.
Số liệu từ báo cáo tài chính quý 1/2023 cho thấy, lượng tiền gửi của KBNN tại 3 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là hơn 246.300 tỷ đồng. Trong đó, tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là hơn 111.220 tỷ đồng, tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) là hơn 99.000 tỷ đồng; tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là hơn 36.000 tỷ đồng. Ngoài số tiền trên, KBNN còn gửi tại Ngân hàng Nhà nước dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn theo quy định tại Thông tư 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước với lãi suất 0,8%/năm.
Cách đây không lâu, lý giải về việc tồn ngân quỹ nhà nước ở mức cao, song KBNN vẫn phát hành trái phiếu Chính phủ, Cục Quản lý ngân quỹ (KBNN) cho biết, thời gian qua, cân đối thu – chi NSNN về tổng thể có thặng dư, song chủ yếu là cân đối ngân sách địa phương thặng dư lớn, trong khi cân đối ngân sách trung ương vẫn tiếp tục bội chi. Bên cạnh đó, yêu cầu trả nợ gốc đến hạn hàng năm cũng rất lớn, tập trung vào nhiệm vụ của ngân sách trung ương nên nguồn bù đắp chủ yếu từ vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ.
Theo Cục Quản lý ngân quỹ, Luật NSNN cũng quy định không sử dụng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác nên trường hợp nếu không phát hành trái phiếu Chính phủ thì ngân sách trung ương sẽ không có nguồn để chi cho đầu tư phát triển và trả nợ gốc. Khối lượng trái phiếu Chính phủ huy động theo nhiệm vụ Bộ Tài chính giao trong phạm vi tổng mức vay NSNN được Quốc hội quyết định.
Ngoài ra, Cục Quản lý ngân quỹ cũng nhấn mạnh, việc phát hành trái phiếu Chính phủ cũng cần phải được duy trì thường xuyên để hỗ trợ phát triển thị trường vốn trong nước, tạo lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác trên thị trường tham chiếu theo thông lệ quốc tế. Mặc khác, theo nhiều chuyên gia, việc đẩy nhanh nguồn tiền từ ngân sách ra lưu thông không thể “nóng vội” mà cần chi tiêu thận trọng, tuân thủ đúng các quy trình của pháp luật, nếu không có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao mà còn nảy sinh thất thoát, tiêu cực, lãng phí dòng vốn của nhà nước.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh nếu cửa hàng xăng dầu không xuất hoá đơn từng lần bán hàng
15:50 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp vướng mắc về hoàn thuế do đối tác đóng cửa
09:42 | 14/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất 2 ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh
19:39 | 13/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics