Trái ngọt cho doanh nghiệp trên con đường kinh tế tuần hoàn
Nông dân đi thu hoạch mật hoa dừa tại Sokfarm. Ảnh: TL |
Quả ngọt trên đường kinh tế tuần hoàn
“Chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững” sẽ là chủ đề của Diễn đàn Mekong Connect 2022 diễn ra tại TP Cần Thơ vào ngày 23 và 24/11 sắp tới. Mekong Connect là diễn đàn thường niên ra đời từ sáng kiến của Mạng lưới lưới liên kết cấp vùng ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp) và đối tác là TPHCM. Đây là năm thứ 7 chương trình được tổ chức, tính từ năm 2015 đến nay. |
Chia sẻ tại một tọa đàm về kinh tế tuần hoàn do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Trung tâm hỗ trợ DN (BSA) tổ chức cuối tuần qua, bà Trần Hoàng Phú Xuân, Giám đốc Công ty CP Kết nối thời trang Faslink cho biết, sức tiêu thụ của các sản phẩm thời trang làm từ bã cà phê của công ty đang tăng lên nhanh chóng. Cụ thể, những chiếc áo polo làm từ bã cà phê đã bán được hơn 3 triệu sản phẩm tại Việt Nam ngay trong năm đầu tiên ra mắt là năm 2020. Tương tự, trong năm đầu tiên ra mắt từ cách đây 5 năm với nhãn hàng Owen, sơ mi cà phê cũng đã bán được 200.000 chiếc. Hiện tại, con số tiêu thụ đã tăng lên gấp nhiều lần và có rất nhiều nhãn hàng tham gia sử dụng sợi làm từ bã cà phê của Faslink. Bà Xuân cho biết thêm, trước đây Faslink phải mất 2-3 năm để đưa các sản phẩm từ nguyên liệu mới ra thị trường, nhưng hiện nay, quá trình này đã được rút ngắn hơn rất nhiều và độ tiếp cận, chấp nhận của thị trường cũng nhanh hơn rất nhiều.
Đáng chú ý, sợi cà phê có một tính năng rất đặc biệt, đó là khả năng khử mùi. Theo bà Xuân, từ những năm 1940, ngành may mặc thế giới thường dùng phương pháp ép hóa chất để tạo ra các tính năng cho sản phẩm may mặc. Để làm được điều này, vải sẽ phải tiếp xúc với hóa chất và có thể gây dị ứng cho những người có da nhạy cảm. Bên cạnh đó là vấn để hóa chất thải ra môi trường. Ngoài ra, với phương pháp này, tính năng trên sản phẩm sẽ mất đi sau một số lần giặt. Trong khi đó, những loại sợi có tính năng bền vững như sợi cà phê, tính năng đó sẽ không bị mất đi sau thời gian dài sử dụng.
Chia sẻ về con đường phát triển bền vững của mình, ông Phạm Đình Ngãi, Giám đốc Công ty TNHH Trà Vinh Farm (Sokfarm) cho biết, Trà Vinh là một tỉnh giáp biển và có ba cửa sông lớn đổ ra biển. Tại đây hiện có những vùng đất đã ngập sâu hơn 100 mét và bị ngập mặn trên 15 phần ngàn. Trong khi đó, Trà Vinh hiện có 25.000 ha trồng dừa, đối mặt với tình trạng ngập mặn khiến năng suất của cây dừa bị giảm 30-70%.
Để giải quyết vấn đề này, Sokfarm đã chuyển đổi những diện tích dừa bị ngập mặn sang khai thác mật và đưa công nghệ vào để chế biến sâu cho mật hoa dừa, biến những tài nguyên bản địa thành sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ví dụ như mới đây, Sokfarm đã cho ra mắt sản phẩm nước tương mật hoa dừa hướng tới đối tương khách hàng dị ứng với đạm đậu nành. “Mô hình này giúp tăng giá trị kinh tế cho nông hộ từ 3 đến 5 lần so với mô hình trồng dừa thu trái truyền thống. Khi năng suất trái dừa giảm xuống do tác động của ngập mặn thì ngành mật hoa dừa sẽ là chuỗi giá trị mới cho cây dừa ở Việt Nam” – ông Phạm Đình Ngãi cho biết. Đặc biệt, Sokfarm vừa đạt được chứng nhận hữu cơ của USDA của Mỹ, EU của châu Âu và JAS của Nhật Bản.
Ông Phạm Đình Ngãi cũng cho biết thêm, trong thời gian theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, Sokfarm luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của các đối tác nhập khẩu, của người tiêu dùng. Điều này giúp thương hiệu của Sokfarm lan tỏa mạnh mẽ, từ đó thu về lợi nhuận để phát triển doanh nghiệp của mình tốt hơn. Đặc biệt, con đường phát triển bền vững còn mở ra cơ hội tiếp cận những nguồn vốn rẻ cho kế hoạch đầu tư phát triển của DN. Cụ thể, Sokfarm đang tiếp cận với một số quỹ đầu tư nước ngoài chuyên đầu tư cho các DN tạo tác động xã hội. Điển hình như quỹ WWF cho vay với lãi suất chỉ 1-2%. Hoặc năm sau Sokfarm sẽ làm việc với nhóm quỹ SK2 của Mỹ và lãi suất mà quỹ này hướng tới cũng chỉ ở mức 3-4%.
Giá trị của sự tái sinh
PGS. TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, Đại học quốc gia TPHCM cho biết, kinh tế tuần hoàn đang được xem là công cụ, cách tiếp cận để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bởi việc phát triển kinh tế luôn đi kèm với những tác động tiêu cực đến môi trường và cuộc sống con người. Do đó, các nước ngày càng quan tâm tới kinh tế tuần hoàn để tiến tới hài hòa giữa kinh tế và môi trường.
“Kinh tế có thể phát triển không nhanh như trước, nhưng các hệ lụy về môi trường sẽ không xảy ra và thậm chí có thể tạo ra những giá trị mới, trong đó có những giá trị “tái sinh” như tái sinh về môi trường, về con người, về văn hóa...” - PGS.TS Nguyễn Hồng Quân chia sẻ.
Câu chuyện của Công ty TNHH Thanh Bình với chuỗi giá trị của cây lúa chính là minh chứng cho khái niệm “tái sinh” của PGS. TS Nguyễn Hồng Quân. Ông Phạm Minh Thiện, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình chia sẻ, sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ được dùng để trồng nấm rơm, thực phẩm nuôi bò; trấu dùng để ép viên nén xuất khẩu. Cùng với đó, ông Thiện cũng làm dầu cám để xuất khẩu, lượng cám còn lại để làm thức ăn chăn nuôi. Còn các phụ phẩm của gạo như tấm, gạo gãy được dùng làm bột gạo.
Theo ông Thiện, trong quá trình sản xuất bột gạo có một lượng lớn bã bột gạo được thải ra và trước đây nông dân thường dùng bã này để nuôi lợn. Nhưng sau nhiều tháng tìm hiểu, ông Thiện phát hiện ra rằng giá trị dinh dưỡng của bã bột gạo chỉ bằng một nửa so với bã đậu nành, nhưng độ hấp thu lại tốt hơn. Do đó, bã bột gạo tiếp tục được dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Như vậy, trong hệ sinh thái của Công ty Thanh Bình, mọi thành phần, phụ phẩm từ cây lúa đều được tận dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác.
“Hiện các sản phẩm đều đang có sẵn thị trường và có sẵn nhu cầu. Trấu hiện rất tiềm năng cho xuất khẩu để làm chất đốt, dầu cám thì liên tục được các đối tác Nhật Bản hỏi mua, bã cám cũng được các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn thủy sản dùng rất nhiều… Như vậy, bên cạnh hạt gạo, những sản phẩm khác trong chuỗi giá trị cũng mang lại giá trị rất lớn” – ông Thiện tiết lộ.
Thậm chí, ông Thiện còn đang thực hiện kế hoạch đầu tư một vùng đất ở Đồng Tháp để trồng lúa theo hướng hữu cơ. “Canh tác hữu cơ sẽ giúp rửa độc cho đất và người nông dân cũng không phải tiếp xúc với hóa chất, trong khi các sản phẩm như dầu cám sẽ bán được với giá cao hơn” – ông Thiện chia sẻ.
Theo đó, PGS. TS Nguyễn Hồng Quân đánh giá mô hình tuần hoàn của Công ty Thanh Bình đã mang lại sự tái sinh. Cụ thể, đất đai bị nhiễm hóa chất sau thời gian dài canh tác dựa vào phân bón hóa học và thuốc trừ sâu sẽ được “rửa độc”, sức khỏe con người cũng được cải thiện khi không còn phải tiếp xúc với hóa chất…
Tin liên quan
Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển nhộn nhịp trở lại
19:51 | 26/10/2024 Kinh tế
Hợp tác và đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn
18:16 | 22/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics