Tiềm năng phát triển của các nền kinh tế châu Á
Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, nhiều quốc gia đã phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng và tập trung các nỗ lực để ứng phó với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Nhiều ý kiến cho rằng suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, ở châu Á, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt bình quân 6,5% trong 5 năm qua và châu lục này vẫn chứng tỏ là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Có một số "điểm sáng" khiến các nền kinh tế châu Á vẫn sẽ giữ vai trò "đầu tàu" của kinh tế thế giới.
Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm trong những năm tới nhưng mức độ sẽ chậm lại. Bắc Kinh đang áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để duy trì tăng trưởng, trong đó tích cực đầu tư, đổi mới ngành công nghiệp để bù đắp những tác động từ sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc đang điều chỉnh cách thức tăng trưởng, từ việc phụ thuộc vào xuất khẩu sang kích thích tiêu dùng trong nước, đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ để tạo ra tăng trưởng bền vững hơn.
Thứ hai, nhiều nền kinh tế châu Á khác tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Nhờ nỗ lực cải cách của các Chính phủ và trong thời gian tới, tăng trưởng kinh tế châu Á sẽ được tạo ra chủ yếu từ các nền kinh tế này. Ấn Độ là một ví dụ điển hình cho sự phát triển nhanh chóng. Quốc gia này đã ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ công nghệ thông tin. Hiện nay, New Delhi đang tích cực thúc đẩy sản xuất và liên kết trên toàn cầu. Indonesia cũng đang cố gắng thay đổi từ nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên sang ưu tiên tập trung cho sản xuất. Các quốc gia khác như Campuchia, Lào, Myanmar với tốc độ tăng trưởng bình quân 7-8%/năm cũng đang cố gắng để bắt kịp với các quốc gia khác trong ASEAN.
Thứ ba, khu vực châu Á đã có bài học kinh nghiệm xương máu từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1998 và có các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tác động rủi ro tài chính và tăng cường khả năng phục hồi khi bị tác động từ bên ngoài. Các Chính phủ châu Á đang tích cực áp dụng các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường giám sát các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. Hội nhập kinh tế khu vực ngày càng được đẩy mạnh, các thị trường kinh tế khu vực ngày càng gắn kết với nhau qua sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu, các hiệp định thương mại tự do, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ tư, khu vực châu Á vẫn còn nhiều cơ hội, tiềm năng để bắt kịp với các nước tiên tiến. Trong năm 2015, thu nhập bình quân đầu người của châu Á đạt 4.796 USD, trong khi con số này của toàn thế giới là 10.139 USD, của các nước OECD là 35.768 USD. Hầu hết các nền kinh tế châu Á vẫn là nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình thấp. Đáng chú ý, các quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong đã tăng trưởng từ 7-9% trong những năm 1960-1980, trước khi trở thành các nền kinh tế công nghiệp mới.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là việc nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đang nỗ lực cải cách thương mại và cơ chế đầu tư, tích cực ưu tiên quản lý kinh tế vĩ mô, tài chính công, quy chế tài chính và quản trị khu vực công… Những cải cách này sẽ tạo ra việc phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường khả năng ứng phó của nền kinh tế đối với những tác động tiêu cực từ bên ngoài và đặt nền móng cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
ADB dự báo với sự đổi mới mạnh mẽ, tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực sẽ tăng thêm 1% trong 10 năm tới. Nếu tiến hành cải cách và thực thi các chính sách hiệu quả, khu vực này có thể và sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tin liên quan
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
08:37 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
08:36 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia
07:28 | 08/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo
18:23 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại
08:04 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
15:06 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ
14:10 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK