Thống nhất các quy định về hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài
Thêm 6 ngân hàng cho phép chuyển tiền nhanh bằng mã VietQR | |
TPHCM: Có dấu hiệu lừa đảo người dân chuyển tiền đăng ký đi chợ hộ | |
Miễn phí chuyển tiền không giới hạn cùng gói HDBank Sky One |
Việc mang ngoại tệ ra nước ngoài của tổ chức chỉ áp dụng trong trường hợp mang ngoại tệ để viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài. Ảnh minh họa: ST |
Tích hợp, thống nhất các quy định
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang lấy ý kiến xây dựng Thông tư hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân.
Lý giải về mục đích xây dựng dự thảo thông tư này, NHNN cho biết, hoạt động thanh toán, chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian qua được các ngân hàng triển khai thực hiện trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự do hóa các giao dịch vãng lai.
Theo đó, tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối khi thực hiện giao dịch ngoại hối cho khách hàng có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và các chứng từ phù hợp các giao dịch thực tế để đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động thanh toán, chuyển tiền của các ngân hàng đã tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài cho các mục đích hợp pháp.
Nhưng trên thực tế, hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài (như mua, bán ngoại tệ của tổ chức, cá nhân để thanh toán, chuyển tiền cho các mục đích được phép; mang ngoại tệ, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất nhập cảnh; mua bán ngoại tệ của tổ chức tín dụng; hoạt động chuyển khẩu...) đã được quy định, tuy nhiên nằm rải rác ở nhiều văn bản dẫn đến các ngân hàng khó tra cứu trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, phát sinh nhu cầu của các ngân hàng về việc hướng dẫn cụ thể đối với một số giao dịch vãng lai khác để thuận lợi hơn khi triển khai thực hiện hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài.
Do đó, để tập trung các quy định đối với hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài, NHNN đã xây dựng Thông tư hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân nhằm tích hợp, thống nhất các quy định vào một văn bản hợp nhất, tổng hợp, hoàn thiện quy định pháp luật phù hợp với thực tế phát sinh trong thời gian qua.
Ngân hàng có quyền từ chối giao dịch nếu thông tin không đầy đủ
Theo NHNN, Thông tư được xây dựng bảo tuân thủ nguyên tắc về tự do hóa các giao dịch vãng lại theo cam kết quốc tế với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các quy định liên quan. Các quy định được xây dựng đảm bảo tạo thuận lợi cho hoạt động chuyển tiền của các ngân hàng, tổ chức và cá nhân, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không gây xáo trộn cho thị trường. Đồng thời, vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân.
Chẳng hạn, với hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài cho mục đích tài trợ, viện trợ của người cư trú là tổ chức. Dự thảo Thông tư có quy định cụ thể về nguồn tiền sử dụng để viện trợ hoặc tài trợ. Việc mang ngoại tệ ra nước ngoài của tổ chức chỉ áp dụng trong trường hợp mang ngoại tệ để viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài.
Bên cạnh đó, đối với các mục đích chuyển tiền một chiều khác của tổ chức, căn cứ vào thực tế, dự thảo Thông tư quy định các trường hợp như: Phân bổ tiền tài trợ cho các thành viên nước ngoài tham gia dự án, đề tài nghiên cứu khoa học; Hoàn trả tiền tài trợ thực hiện các dự án ở Việt Nam theo các cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài; Trả thưởng cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài tham gia các chương trình, cuộc thi tại Việt Nam…
Tổ chức có thể sử dụng ngoại tệ trên tài khoản thanh toán, ngoại tệ mua của ngân hàng được phép để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều ra nước ngoài. Tổ chức mang ngoại tệ trên mức khai báo hải quan phải xin Giấy Xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài do các ngân hàng được phép cấp theo quy định hiện hành của pháp luật về mang ngoại tệ khi xuất, nhập cảnh.
Để đảm bảo kiểm soát các giao dịch thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài, dự thảo Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của ngân hàng được phép, tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng quy trình, thủ tục, xuất trình, kiểm tra và lưu giữ giấy tờ và chứng từ đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để đảm bảo hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến chuyển tiền quốc tế ra vào Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực quốc tế theo kiến nghị của đoàn đánh giá đa phương APG (Nhóm châu Á Thái Bình Dương về chống rửa tiền) đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam, dự thảo Thông tư quy định về trách nhiệm của ngân hàng được phép trong việc thu thập các thông tin cần thiết về tổ chức, cá nhân chuyển tiền và tổ chức, cá nhân thụ hưởng ở nước ngoài. Ngân hàng được phép có quyền từ chối hoặc không thực hiện các giao dịch bán, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài nếu tổ chức, cá nhân cung cấp không đầy đủ và/hoặc không chính xác thông tin.
Tin liên quan
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của MSB đạt 72% kế hoạch năm
10:50 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK