Thêm thách thức “bủa vây” an ninh lương thực toàn cầu
Cú sốc năng lượng toàn cầu | |
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp lương thực thực phẩm cần gì? | |
Chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với những thách thức mới |
An ninh lương thực toàn cầu đối mặt thêm rủi ro |
Trên thực tế, Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, trong khi Ukraine là nước lớn thứ năm. Cả hai nước cung cấp tới 19% nguồn cung lúa mạch của thế giới, 14% lúa mì và 4% ngô, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu. Nga và Ukraine cũng là những nhà cung cấp hạt cải dầu hàng đầu và chiếm 52% thị trường xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Không chỉ vậy, Nga còn là nhà sản xuất phân bón hàng đầu.
Giới phân tích cho rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng và logistics đối với sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine và Nga cũng như các hạn chế đối với xuất khẩu của Nga sẽ gây ra những hậu quả đáng kể về an ninh lương thực, đặc biệt là đối với khoảng 50 quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu lúa mì từ 30% trở lên.
Lúa mì là lương thực chính của hơn 35% dân số thế giới, và cuộc xung đột hiện nay được cho là có thể dẫn đến việc xuất khẩu lúa mì từ cả Nga và Ukraine đều giảm mạnh và đột ngột. Trong khi đó, lượng lúa mì tồn kho ở Canada đang ở mức thấp, và xuất khẩu từ Mỹ, Argentina và các nước có thể bị hạn chế do phải đảm bảo nguồn cung trong nước. Điều này làm gia tăng rủi ro an ninh lương thực ở nhiều nước, trong đó có các nước kém phát triển nhất hoặc các nước có thu nhập thấp, thiếu lương thực ở Bắc Phi, châu Á và Cận Đông.
Nhiều quốc gia châu Âu và Trung Á phụ thuộc vào Nga hơn 50% nguồn cung phân bón của họ và tình trạng thiếu hụt ở đó có thể kéo dài sang năm tới. Triển vọng xuất khẩu dầu hướng dương và các loại dầu thay thế khác cũng không chắc chắn. Các nhà nhập khẩu dầu hướng dương lớn, bao gồm Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, phải tìm các nhà cung cấp khác hoặc các loại dầu thực vật khác, ví dụ như có thể có tác động đối với dầu cọ, đậu nành và hạt cải dầu.
Giá thực phẩm đã “phi mã” từ nửa cuối năm 2020, đạt mức cao kỷ lục vào tháng 2/2022 do nhu cầu cao, chi phí đầu vào và vận chuyển cũng như tình trạng gián đoạn cảng biển. Ví dụ, giá lúa mì và lúa mạch toàn cầu đã tăng 31% trong suốt năm 2021. Giá dầu hạt cải và dầu hướng dương tăng hơn 60%. Nhu cầu cao và giá khí đốt tự nhiên biến động cũng làm tăng chi phí phân bón. Đơn cử như giá ure, một loại phân bón chủ chốt, đã tăng hơn 3 lần trong 12 tháng qua.
Hiện chưa ai dám chắc cường độ và thời gian diễn ra chiến dịch. Do đó, việc gián đoạn hoạt động nông nghiệp của hai nhà xuất khẩu kéo theo tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu leo thang nghiêm trọng vẫn là nguy cơ hiện hữu.
Tin liên quan
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Donald Trump chia sẻ kế hoạch nhiệm kỳ hai trong bài phỏng vấn với Time
08:26 | 13/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
Thương mại điện tử dự báo vượt mốc 25 tỷ USD
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics