Chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với những thách thức mới
Chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến dịch bệnh |
Tại châu Á, việc đóng cửa các nhà máy do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình trạng thiếu hụt năng lượng và giới hạn công suất cảng đã giảm bớt trong những tuần gần đây. Tại Mỹ, các nhà bán lẻ lớn cho biết, họ đã nhập khẩu hầu hết những gì họ cần cho ngày lễ. Giá cước vận tải biển đã giảm từ mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, giám đốc điều hành và các nhà kinh tế cho biết nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ đối với hàng hóa ở phương Tây, tình trạng tắc nghẽn cảng đang diễn ra ở Mỹ, tình trạng thiếu tài xế xe tải và giá cước vận tải toàn cầu tăng cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến bất kỳ sự phục hồi kinh tế toàn cầu nào.
Việc giảm bớt các điểm tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng sẽ tạo điều kiện để hoạt động sản xuất tiến tới đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ và giảm chi phí hậu cần. Nếu được duy trì, điều đó sẽ giúp giảm bớt áp lực gia tăng đối với tình trạng lạm phát. Số lượng tàu chờ dỡ hàng tại các cảng Los Angeles và Long Beach - cửa ngõ nhập khẩu lớn nhất của Mỹ từ châu Á - đã cải thiện nhưng vẫn ở mức cao gần kỷ lục. Ước tính có 71 tàu container neo đậu ngoài khơi vào ngày 19/11, giảm so với mức cao nhất là 86 tàu của ba ngày trước đó.
Các nhà điều hành vận chuyển và bán lẻ kỳ vọng lượng hàng tồn đọng tại các cảng của Mỹ sẽ được giải quyết vào đầu năm 2022, sau kỳ mua sắm nghỉ lễ và tết Nguyên đán. Giá cước vận tải xuyên Thái Bình Dương đã hạ nhiệt trong những tuần gần đây khi hầu hết các nhà bán lẻ lớn của Mỹ đã nhập khẩu những gì họ cần cho mùa lễ. Tuy nhiên, bất kỳ sự trục trặc nào, chẳng hạn như việc đóng cửa tạm thời trở lại đối với Cảng Ningbo-Zhoushan của Trung Quốc vào tháng 8 do một ca lây nhiễm Covid-19, cũng có thể khiến giá cước vận chuyển tăng vọt trở lại.
Sau khi sản xuất chậm lại trong những tháng gần đây do ảnh hưởng của việc dịch Covid-19 tái bùng phát, sản lượng tại các nhà máy trên khắp Malaysia, Việt Nam và các quốc gia khác đã tăng trở lại trong tháng qua do các ca lây nhiễm giảm và các hạn chế sản xuất được dỡ bỏ, giúp làm giảm bớt một số tắc nghẽn khiến sản lượng chất bán dẫn và hàng dệt may trên toàn cầu bị hạn chế.
Bà Nguyễn Trinh, chuyên gia kinh tế cấp cao của ngân hàng đầu tư Natixis ở Hồng Kông (Trung Quốc) đánh giá sự thay đổi tích cực này được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện sản lượng công nghiệp ở châu Á và nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động, hay nguy cơ thời tiết khắc nghiệt hơn và sự bùng phát các ca lây nhiễm Covid-19 cũng có thể một lần nữa đe dọa làm tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
Tin liên quan
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics