Thế giới với cuộc khủng hoảng thiếu hụt chất bán dẫn
Chất bán dẫn – mặt hàng “săn lùng” nhiều nhất hiện nay. |
Lâu nay, chất bán dẫn vẫn được coi là khởi đầu của xu hướng của toàn cầu hóa. Những bước nhảy vọt trong công nghệ bán dẫn đã làm thay đổi mô hình kinh doanh của các công ty công nghệ đang trên đà phát triển. Sự kiện các vi mạch tích hợp (IC hay còn gọi là chip nhớ) và bộ xử lý trung tâm (CPU) “khai sinh” ra máy tính cá nhân vào những năm 1980 đã khiến nhu cầu của sản phẩm này tăng vọt, vượt quá khả năng sản xuất của các công ty Mỹ. Do đó, các sáng kiến mới về thông tin truyền thông và quản trị hàng tồn kho đã thúc đẩy việc chuyển giao hoạt động sản xuất chip do Mỹ thiết kế cho các nước Đông Á. Việc cắt giảm các quy định của chính phủ và nới lỏng hàng rào thương mại ở Mỹ đã mở đường để xu hướng chuyển giao này gia tăng nhanh chóng. Chỉ những nơi có quy định nghiêm ngặt và nguồn trợ cấp công nghiệp đủ lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu về quy mô sản xuất của các doanh nghiệp Mỹ. Vào thời điểm đó, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã đi đầu trong việc xây dựng các “xưởng đúc” chỉ dành cho sản xuất chất bán dẫn. Tập đoàn TSMC của Đài Loan hiện đang nắm giữ thị phần toàn cầu lớn nhất (28%) về sản xuất chất bán dẫn, xếp thứ hai cũng là một công ty Đài Loan khác với 13%. Một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa chất bán dẫn trong những thập kỷ gần đây là sức hấp dẫn của “công xưởng thế giới” Trung Quốc. Chỉ vào những năm 2000, Mỹ và Đài Loan mới đưa máy móc chế tạo silicon sang Trung Quốc, nhưng chỉ những công nghệ cấp thấp và công việc đòi hỏi kỹ năng không cao. Tuy nhiên, sau đó ngành công nghiệp bán dẫn đã phát triển mạnh mẽ và Trung Quốc đã có được những thành tựu trong sản xuất các con chip bé nhỏ nhưng vô cùng quan trọng này.
Do bán dẫn là trụ cột của nền kinh tế công nghệ cao, nên chính quyền của Tổng thống Joe Biden hiện đang thúc đẩy đầu tư 37 tỷ USD để hỗ trợ phục hồi ngành sản xuất chất bán dẫn ở Mỹ. Với khoản kích thích khổng lồ của chính phủ này, điều này cũng đồng nghĩa kỷ nguyên toàn cầu hóa không giới hạn chuẩn bị kết thúc. Tổng thống Biden đã ký sắc lệnh về nghiên cứu các cơ sở sản xuất quốc gia và cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra như đại dịch và các mối đe dọa sinh học khác, tấn công mạng, cú sốc khí hậu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, tấn công khủng bố, cạnh tranh địa chính trị và kinh tế.
Ngay sau đó, Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc nêu rõ tình trạng thiếu bộ vi mạch xử lý trên toàn cầu là do các biện pháp trừng phạt đối với Huawei, đồng thời kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mà Huawei cho là đã dẫn tới cuộc khủng hoảng chip gần đây.
Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia đã đề xuất các biện pháp để góp phần thúc đẩy các nỗ lực phục hồi sau Covid-19 và ngăn ngừa các nguy cơ thiếu hụt nguồn cung có thể nảy sinh trong tương lai. Theo đó, các chính sách được đề xuất như khuyến khích liên kết theo chiều dọc trong các ngành công nghiệp, đầu tư vào dự trữ chiến lược và thậm chí tái áp đặt hạn ngạch xuất khẩu, thuế quan và quy định cấp phép chặt chẽ hơn.
Bên cạnh việc tăng cường nguồn lực trong nước, một việc cũng quan trọng không kém là đa dạng hóa nguồn cung và các mối quan hệ thương mại.
Tin liên quan
Để AI dẫn dắt thế giới?
13:42 | 25/01/2025 Nhìn ra thế giới
Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
16:46 | 31/12/2024 Kinh tế
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đạo luật AI của EU chính thức có hiệu lực
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch đóng cửa USAID
14:12 | 05/02/2025 Nhìn ra thế giới
Lạm phát Eurozone tăng 2,5%, ECB đối mặt thách thức giảm lãi suất
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Chính sách thuế quan của Mỹ đẩy giá vàng thế giới lên mức cao kỷ lục
09:32 | 04/02/2025 Nhìn ra thế giới
Các mức thuế quan mới của Mỹ gây xáo trộn lớn trong chuỗi cung ứng
13:06 | 03/02/2025 Nhìn ra thế giới
Kinh tế thế giới có vững tay chèo trong năm 2025
17:01 | 26/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ
09:53 | 24/01/2025 Nhìn ra thế giới
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
09:28 | 23/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
14:13 | 22/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quyết tâm cao độ, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt cho tăng trưởng 8% trở lên
TP Hồ Chí Minh: Khách nước ngoài mua hơn 1.500 tỷ đồng hàng hóa mang theo khi xuất cảnh
WGC: Bất ổn về địa chính trị và kinh tế có thể làm tăng nhu cầu về vàng trong năm 2025
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025
Transerco tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics