Myanmar chìm trong khủng hoảng
Làn sóng biểu tình tại Myanmar đã leo thang thành các cuộc đụng độ nghiêm trọng |
Đụng độ đã nổ ra tại nhiều khu vực của Myanmar như thành phố Yangon, bang Shan, khi cảnh sát nỗ lực giải tán người tiểu tình tại các điểm nóng. Dư luận quốc tế đã ngay lập tức lên tiếng bày tỏ quan ngại và tìm cách gây sức ép để giải quyết tình hình tại Myanmar. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại về các cuộc đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình ở Myanmar, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng yêu cầu chấm dứt bạo lực. Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell xác nhận rằng khối này sẽ thông qua các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền quân sự Myanmar. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh: "Chúng tôi kiên quyết ủng hộ nhân dân Myanmar can trường và kêu gọi tất cả các nước cùng lên tiếng ủng hộ ý nguyện của họ". Trước đó, Mỹ và Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế đối với thành phần tướng lĩnh quân đội và doanh nghiệp do quân đội quản lý.
Việc đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015 đã được xem là bước ngoặt lịch sử giúp mang lại hòa bình và hòa giải cho quốc gia Đông Nam Á này. Đến cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020, NLD tiếp tục giành được 396/476 ghế Quốc hội. Tuy nhiên, quân đội phủ nhận kết quả bầu cử và cáo buộc gian lận, đồng thời cảnh báo hành động và thậm chí là bất ổn chính trị nếu chính phủ NLD không giải quyết thỏa đáng những bất bình này. Đỉnh điểm là vào ngày 1/2 vừa qua, quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang và các thành viên cấp cao của đảng NLD, cho rằng có gian lận trong bầu cử gần đây dù Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar đã bác bỏ điều này. Quân đội Myanmar cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực, đồng thời phủ nhận việc tiến hành đảo chính, cũng như cáo buộc làn sóng biểu tình trong nước hiện nay có hành vi bạo lực, khẳng định tất cả đều vì lợi ích người dân.
Trong cuộc bầu cử tại Myanmar vào năm ngoái, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thể hiện vai trò là một tổ chức quốc tế trong việc giám sát bầu cử, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị và tăng cường tính chính danh cho tiến trình bầu cử. Với tình hình hiện nay, ASEAN tiếp tục muốn đóng vai trò trung gian giải quyết cuộc khủng hoảng. Đầu tháng 2 vừa qua, ASEAN đã lên tiếng kêu gọi Myanmar theo đuổi "đối thoại, hòa giải và quay lại tình trạng bình thường", nhấn mạnh sự ổn định chính trị tại các nước thành viên ASEAN là cần thiết đối với việc đạt được một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Dự kiến ASEAN sẽ tổ chức cuộc họp đặc biệt cấp Bộ trưởng Ngoại giao trong tuần này để thảo luận về tình hình Myanmar. Theo các nguồn tin, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin cũng sẽ tham gia cuộc họp này. Trước đó, ông Wunna Maung Lwin, người mới đây được chính quyền quân sự tại Myanmar chỉ định làm ngoại trưởng đã hội đàm với Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai và người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi. Đây là cuộc gặp đầu tiên của quan chức chính quyền quân sự Myanmar với chính phủ nước ngoài. Điều này cho thấy thiện chí phối hợp của Myanmar trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng. Thái Lan đã khẳng định tình hình ở Myanmar là vấn đề nội bộ của nước này, nhưng ASEAN cũng cần hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng. Về phần mình, Ngoại trưởng Retno Marsudi kêu gọi các bên kiềm chế và khẳng định sẽ tiếp tục trao đổi để góp phần giải quyết vấn đề tại Myanmar.
Cuộc khủng hoảng hiện nay đã đẩy Myanmar trở lại tình trạng bất ổn, trong khi các biện pháp cứng rắn của phương Tây vẫn chưa mang lại hiệu quả cụ thể nào. Mặc dù những nỗ lực của ASEAN chưa thể chấm dứt được khủng hoảng, nhưng với các biện pháp ngoại giao hòa giải, các nước thành viên và các đối tác khu vực có thể đưa ra một lộ trình hỗ trợ người dân Myanmar, mở đường cho đối thoại, giải quyết hòa bình và hướng tới sự ổn định trong khu vực.
Tin liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
20:58 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sự chia rẽ trong nước Mỹ
09:00 | 09/05/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ủng hộ thiết lập hành lang nhân đạo tại Myanmar
07:54 | 30/01/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Abu Dhabi củng cố vị thế dẫn đầu toàn cầu với Kế hoạch Chiến lược 2024-2028
16:40 | 27/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga tuyên bố sẽ hoàn thành mọi mục tiêu ở Ukraine trong năm 2025
10:20 | 27/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hồng Kông bắt giữ 370 kg ma túy trước lễ Giáng sinh
13:38 | 26/12/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
10:13 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
10:12 | 26/12/2024 Nhìn ra thế giới
Các ngân hàng Mỹ kiện Fed về bài kiểm tra sức chịu đựng
09:37 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế toàn cầu năm 2024 và dự báo
08:19 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Động cơ thúc đẩy các nước Đông Nam Á gia nhập BRICS
07:32 | 25/12/2024 Nhìn ra thế giới
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
10:04 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Đối đầu EU-Nga định hình an ninh toàn cầu năm 2025
08:56 | 24/12/2024 Nhìn ra thế giới
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan Cần Thơ thu ngân sách vượt chỉ tiêu 17%
1 tập thể và 2 cá nhân Hải quan Quảng Trị được tặng thưởng Huân chương chiến công
Tiêu hủy hơn 44.000 bao thuốc lá lậu tại Quảng Trị
Chủ động dự báo, xây dựng kịch bản cho mục tiêu điều hành giá năm 2025
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt kỷ lục mới với hơn 70.000 tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics