Tạo đột phá trong giải ngân vốn đầu tư công
Các địa phương kiến nghị gỡ nút thắt giải ngân vốn đầu tư công | |
Giải ngân ít nhất 95% trong hơn 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023 |
Ảnh minh họa: TTXVN |
Nhiều giải pháp đã được thực hiện
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết 31/1/2023, tổng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đã giải ngân là 12.819,57 tỷ đồng, đạt 1,72% kế hoạch và đạt 1,81% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Vốn nước ngoài chưa giải ngân. Sở dĩ những tháng đầu năm số vốn giải ngân luôn đạt thấp là do trong tháng 1/2023, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đang tập trung triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để giải ngân kế hoạch vốn.
Theo Bộ Tài chính, năm 2023, áp lực giải ngân vốn là rất lớn do ngoài việc giải ngân hết kế hoạch vốn được giao trong năm còn phải giải ngân toàn bộ số vốn còn lại thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, nhiều bộ, ngành, địa phương đã quyết tâm cao độ, phấn đấu giải ngân với tỷ lệ cao nhất.
Đơn cử như tại Bộ Giao thông vận tải, năm 2023, Bộ này được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công 94.161 tỷ đồng. Trong tháng 1/2023, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành chỉ thị đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công và kịp thời giao chi tiết đợt 1 cho các dự án đã đầy đủ thủ tục với tổng số vốn 94.135 tỷ đồng (đạt 99,97%). Tính đến hết tháng 1/2023, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân được 1.700 tỷ đồng (chiếm 1,81% kế hoạch vốn).
Theo Bộ Giao thông vận tải, để giải ngân hết số vốn này trong năm 2023, trung bình mỗi tháng, Bộ phải giải ngân được 8.000 tỷ đồng. Do đó, Bộ đã dồn lực cho công tác này ngay từ đầu năm đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, phải đổi mới tư duy, cách làm, vận dụng sáng tạo các mô hình mới, cách làm hay để có được kết quả tốt nhất.
Hay như tại Ninh Bình - một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước trong năm 2022, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đối với các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh. Tổ công tác gồm 13 người do Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình làm tổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến tiến độ thực hiện, chất lượng công trình, tiến độ giải ngân các nguồn vốn năm 2023 của các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển đã giao năm 2023.
Còn với Hà Nội - địa phương được giao số vốn đầu tư công lớn, Thành phố này cũng quyết tâm giải ngân hết số vốn được giao khi kết thúc năm 2023 với những giải pháp quyết liệt. UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đầu tư công, các nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên bố trí vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch, đảm bảo phù hợp với năng lực và khả năng thực hiện của dự án; tăng cường hiệu quả công tác tổ chức thực hiện theo nguyên tắc hậu kiểm đảm bảo tuân thủ các quy định và hiệu quả đầu tư công...
Đồng thời, tiếp tục rà soát, thực hiện cải cách hành chính đối với các thủ tục về đầu tư xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cũng như đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. TP Hà Nội cũng bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư như là "vốn mồi" để khai thác tối đa các nguồn vốn của thành phần kinh tế khác.
Nhận diện khó khăn
Nhìn lại năm 2022, có thể thấy, dù Chính phủ đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện cùng nhiều văn bản để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhưng vẫn rất ì ạch. Theo ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính), có thể tổng hợp và xác định 25 vấn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và phân thành 3 nhóm. Thứ nhất là nhóm liên quan đến thể chế, cơ chế chính sách; khó khăn chủ yếu về lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường; lĩnh vực ngân sách nhà nước và công sản, xây dựng; lĩnh vực đấu thầu, đầu tư công. Thứ hai là nhóm khó khăn liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện như: tiến độ và chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư, chuẩn bị đầu tư chưa đảm bảo, còn chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến chậm các khâu tiếp theo; việc chỉ đạo chưa quyết liệt, năng lực cơ quan quản lý dự án còn hạn chế, tâm lý dồn khối lượng vào cuối năm; khó khăn xuất phát từ phía nhà tài trợ đối với các dự án vốn ODA. Thứ ba là nhóm mang tính đặc thù của năm 2022 như giá của các loại vật liệu xây dựng tăng đột biến, đặc biệt, giá xăng, dầu, sắt, thép, đất, cát… tăng mạnh giai đoạn đầu năm 2022.
Theo đại diện Bộ Tài chính, quá trình tổng hợp và thực hiện kiểm tra của Bộ Tài chính cho thấy, mặc dù còn một số khó khăn như đã nêu, tuy nhiên trong cùng hệ thống pháp luật, cùng điều kiện khó khăn chung về dịch bệnh, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng… nhưng vẫn có những đơn vị có tỷ lệ giải ngân tốt. Đó là do họ đã chủ động đề ra các giải pháp triển khai ngay từ khi xây dựng kế hoạch hàng năm.
Vì vậy, để cải thiện công tác giải ngân vốn đầu tư công, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc việc phân bổ vốn theo nguyên tắc, tiêu chí phân bổ. Thứ nhất là phải ưu tiên thu hồi vốn ứng trước. Thứ hai là thanh toán toàn bộ các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng đang chờ quyết toán; dự án đã quyết toán đang còn thiếu vốn; dự án hoàn thành trong kế hoạch 2023. Đây chính là yếu tố để cho “tiền đi ngay” và tránh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Đối với những dự án chuyển tiếp phải rà soát, ưu tiên, tập trung bố trí vốn cho các dự án mang tính chất liên vùng, trọng điểm, không bố trí vốn dàn trải, manh mún. Đối với các dự án khởi công mới phải đáp ứng đủ các tiêu chí như đủ thủ tục đầu tư, không bị vướng mặt bằng xây dựng. Đây chính là khâu tiên lượng về kế hoạch vốn và khả năng thực hiện dự án để tránh tình trạng chia đều vốn cho các dự án nhưng bị vướng mắc các thủ tục đầu tư sẽ không giải ngân được. Còn đối với các công trình trọng điểm thì thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Các yếu tố này được giải quyết sớm cũng sẽ là một bước đột phá cho công tác giải ngân.
Hiện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính đã có các giải pháp cụ thể để xử lý và kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, giải pháp mạnh nhất, căn cơ nhất vẫn nằm ở chính sự quyết tâm cao của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện.
Tin liên quan
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics