Tăng cường đào tạo kỹ năng xuất khẩu qua thương mại điện tử
Số doanh nghiệp xuất khẩu triệu USD qua thương mại điện tử tăng mạnh 5 xu hướng của xuất khẩu qua thương mại điện tử Thời cơ vàng cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu qua kênh thương mại điện tử |
Xin ông cho biết, trong giai đoạn vừa qua năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam qua TMĐT đã có những chuyển biến như thế nào?
TMĐT ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian vừa qua. Trong đó TMĐT bán lẻ trực tuyến tăng trưởng với mức tăng khoảng từ 16 - 30% trong 4 - 5 năm qua và đây cũng là một trong những tốc độ tăng trưởng hàng đầu của thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện nay đứng thứ 3 sau Indonesia và Thái Lan về giá trị bán lẻ trực tuyến thông qua các nền tảng giải pháp.
TMĐT xuyên biên giới hiện nay đang là xu hướng tất yếu. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam tham gia vào sân chơi này và đã có những đơn hàng, mang lại doanh số cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.
Việt Nam có rất nhiều đặc sản theo vùng miền, nhưng bán hàng thường thông qua công ty ủy thác mua gom rồi sau đó xuất khẩu qua biên giới. Do vậy, người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm đó được hưởng lợi không nhiều. TMĐT xuyên biên giới có thể giúp những các nhà sản xuất trực tiếp, nhà sản xuất nhỏ lẻ có thể tham gia trực tiếp xuất khẩu, như vậy có thể tăng thêm lợi nhuận cho các doanh nghiệp để tái đầu tư và từ đó sản xuất ra được các sản phẩm tốt hơn, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp một cách bài bản, chuẩn mực hơn trong thời gian tới. Có như vậy sản phẩm của Việt Nam mới có thể được thế giới chấp nhận và nhập khẩu nhiều hơn trong thời gian tới.
Trong quá trình đào tạo kỹ năng xuất nhập khẩu qua TMĐT có khó khăn gì, thưa ông?
Hạn chế xuất khẩu qua TMĐT hiện nay là nhiều doanh nghiệp nhỏ, sản xuất và kinh doanh sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu một cách bài bản. Ở nhiều địa phương có chung một loại sản phẩm nhưng chưa cùng xây dựng được sản phẩm mang tính quốc gia mà chủ yếu xây dựng thương hiệu mang phạm vi nhỏ, lẻ, địa phương. Chẳng hạn như sản phẩm chè. Hiện nay nhiều địa phương xây dựng thương hiệu như: chè Thái Nguyên, chè Yên Bái, chè Hà Giang. Do đó rất khó trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chung cho sản phẩm.
Trong thời gian tới các đơn vị quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng cần phối kết hợp với nhau để xây dựng thương hiệu cho từng loại hình sản phẩm trở thành thương hiệu quốc gia. Từ đó giúp việc thâm nhập thị trường thế giới được bài bản và chuyên nghiệp hơn, sản phẩm bán ra có giá thành cao hơn, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn.
Thời gian qua các hoạt động hợp tác để đào tạo xuất khẩu qua TMĐT đã được triển khai giữa cơ quan quản lý nhà nước với sàn TMĐT, như với Amazon Global Selling, xin ông cho biết những kết quả của hoạt động đào tạo này và định hướng trong giai đoạn tới?
Trung tâm Phát triển TMĐT- đại diện cho Cục TMĐT và Kinh tế số là đơn vị trực tiếp triển khai Chương trình hợp tác giữa Cục TMĐT và Kinh tế số với Amazon Global Selling với Sáng kiến “TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình vươn tới thị trường toàn cầu thông qua việc nắm bắt những kiến thức về TMĐT xuyên biên giới, thúc đẩy quá trình bán hàng với Amazon và nâng cao năng lực của doanh nghiệp về mở rộng kinh doanh toàn cầu.
Trong 2 năm vừa qua, Trung tâm Phát triển TMĐT và Amazon Global Selling Việt Nam, đã tổ chức thành công 13 khoá đào tạo trực tiếp, 2 khoá đào tạo trực tuyến cho hơn 2.000 doanh nghiệp, nhà bán hàng trên cả nước. Thông qua những hoạt động đào tạo, kết nối, hàng trăm doanh nghiệp đã và đang chuyển mình, ứng dụng những kiến thức, kỹ năng có được để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu xuyên biên giới thông qua TMĐT.
Để tăng cường hiệu quả đào tạo về kiến thức, kỹ năng xuất khẩu thông qua TMĐT, Trung tâm Phát triển TMĐT (Cục TMĐT và Kinh tế số, Amazon Global Selling và các hiệp hội ngành hàng đưa ra Chương trình: “Tăng cường liên kết ngành nghề - Thúc đẩy đưa sản phẩm tinh túy Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu”. Chương trình này là hoạt động tăng cường cho giai đoạn 2 của Sáng kiến “TMĐT xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” thực hiện từ nay đến năm 2026. Ở giai đoạn 2 này, chúng tôi đặt mục tiêu lựa chọn 2.000 doanh nghiệp tiêu biểu từ các hiệp hội ngành hàng để cung cấp những hỗ trợ chuyên sâu, giúp doanh nghiệp thành công tham gia xuất khẩu trực tuyến.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa
07:46 | 19/12/2024 Kinh tế
Phòng vệ thương mại bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
16:40 | 18/12/2024 Kinh tế
Hồng Kông: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường khu vực Vịnh Lớn
09:11 | 18/12/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và tiêu dùng bền vững trong bán lẻ
21:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
09:47 | 17/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Yêu cầu thực hiện tốt công tác thanh toán, phối hợp thu dịp "cao điểm" cuối năm
17:17 | 16/12/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics