Tái cơ cấu nợ công đang đi đúng hướng
Kéo dài kỳ hạn, giảm lãi suất huy động
Khi đối diện với “đỉnh nợ” sắp tới gần, việc tái cơ cấu các khoản nợ là nhiệm vụ cấp thiết. Năm 2015, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công để siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ; hạn chế các khoản vay mới; tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư.
Năm 2016, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/T.Ư về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Đây là một chủ trương lớn về tái cơ cấu thu, chi NSNN, đảm bảo an toàn nợ công với những mục tiêu rất cụ thể cho cả giai đoạn tới. Cũng trong năm này, Quốc hội đã thông qua Kế hoạch Tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020 với “khung” nợ công hàng năm không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%GDP; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch XK hàng hóa, dịch vụ; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% so với tổng thu NSNN hàng năm.
Với những giải pháp này, nợ công đã từng bước được kiểm soát chặt chẽ và kết quả bước đầu tái cơ cấu và kiểm soát nợ công tương đối tích cực. Nếu như giai đoạn 2011 -2015, nợ công tăng bình quân 18,4%/năm, đến năm 2016, tỷ lệ tăng chỉ còn 15% và năm 2017 là 9%. Như vậy, nợ công đang tăng chậm lại. Không chỉ vậy, các chỉ tiêu nợ công năm 2015, 2016, 2017 cơ bản vẫn nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép. Tỷ lệ nợ công trên GDP 61,3% vào năm 2015; 63,7% năm 2016 và dự kiến đạt 62,6% năm 2017.
Các giải pháp cơ cấu lại nợ công còn góp phần tăng vay trong nước và giảm vay nước ngoài. Năm 2011, Chính phủ báo cáo Quốc hội tỷ lệ vay nước ngoài chiếm tới 60%, vay trong nước là 40%. Nhưng đến thời điểm hiện nay, vay trong nước đã chiếm gần 61% và vay nước ngoài chỉ còn trên 39%.
Không chỉ điều chỉnh tỷ lệ vay nợ trong nước và nước ngoài, kỳ hạn các khoản vay trong nước cũng được kéo dài và lãi suất huy động giảm đáng kể. Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, năm 2011 kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ là 3,9 năm thì đến 2016 kỳ hạn này là 8,75 năm. Đến 2017, kỳ hạn phát hành trái phiếu trong nước dự kiến đạt 12,57 năm. Tương ứng, lãi suất huy động năm 2011 là 12,01%/năm thì đến 2016 còn 6,48%/năm và hiện nay, lãi suất còn 6,04%/ năm, giảm một nửa. Đây là điều rất quan trọng, góp phần giảm nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, cũng như giải quyết được “đỉnh nợ công” vượt qua giai đoạn 2016, 2017.
Khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề nợ công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã tự tin nhận định rằng: Các giải pháp tái cơ cấu nợ công đang đi đúng hướng, từ hoàn thiện thể chế đến tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đến cả việc chi tiêu hiệu quả của nợ công.
Giải pháp dài hơi
Khó khăn trước mắt đã được giải quyết nhưng thách thức vẫn còn khi “đỉnh nợ” được dời lại sang thời điểm 2019, 2020. Để ứng phó, cuối tháng 11 vừa qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và có hiệu lực từ giữa năm 2018. Luật này đã thống nhất lại phạm vi cụ thể của nợ công; thống nhất đầu mối quản lý; bổ sung các công cụ quản lý nợ công; siết chặt hơn điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ cũng như vay về cho vay lại,...
Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình hành động để thực hiện chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Đặc biệt, để cơ cấu lại các khoản vay, hạn chế bảo lãnh tối đa của Chính phủ, đảm bảo an toàn nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 đặt ra những mục tiêu cụ thể. Trong đó, đáng chú ý, Chính phủ quyết định tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước. Về vay nợ chính quyền địa phương cũng khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật NSNN năm 2015.
Trong nhóm các giải pháp về tài chính- ngân sách, theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính kiên định mục tiêu điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Trong đó, xác định chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Cùng với đó, các khoản chi ngân sách thực hiện tiết kiệm triệt để; chủ động rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi; giảm tối đa và công khai các khoản chi hội nghị, hội thảo; hạn chế mua sắm ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; mở rộng khoán xe ô tô công đảm bảo hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm,… Đối với các địa phương, điều hành chi trong phạm vi dự toán, phấn đấu thu vượt dự toán và chủ động dành nguồn để thực hiện các chính sách Nhà nước đã ban hành, giảm nguồn ngân sách Trung ương phải hỗ trợ. Đây là những giải pháp dài hơi để đảm bảo an toàn cho nợ công cho cả giai đoạn sau.
Ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia: Sự song hành của nhiệm vụ tái cơ cấu thu - chi ngân sách với tái cơ cấu nợ công là cần thiết. Đối với thu, đảm bảo tỷ lệ huy động hợp lý, bền vững và minh bạch thông qua rà soát hệ thống thuế, phí; tăng tỷ lệ thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu; ngăn chặn tình trạng trốn thuế, nợ thuế. Cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển; nâng cao hiệu quả đầu tư; giảm chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập, tinh giản bộ máy và biên chế; giảm bội chi ngân sách,... |
Tin liên quan
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Tổng thống Mỹ Trump nêu khả năng áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics