Tài chính quốc gia vững vàng, dư địa chính sách tài khóa sẽ được mở rộng
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. |
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV là kỳ họp giữa nhiệm kỳ để nhìn lại chặng đường đã qua. Với ngành Tài chính, ông đánh giá như thế nào về công tác điều hành?
Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đang ổn định, nên đến thời điểm hiện nay, các kế hoạch về tài chính quốc gia mà chúng ta đặt ra đều được thực hiện và đạt được kết quả tốt hơn dự kiến trên cả 2 lĩnh vực thu, chi ngân sách. Các cân đối lớn được đảm bảo, an toàn nợ công được tăng cường, nợ quốc gia thấp hơn nhiều mức Quốc hội cho phép. Điều này sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế 2 năm tới.
Nổi bật trong đó là thu ngân sách khi trong những năm qua, số thu NSNN vượt rất lớn. Năm 2022 vượt hơn 400.000 tỷ đồng. Năm nay, trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều khó khăn, nhưng vẫn dự kiến hoàn thành dự toán thu NSNN mặc dù số thu của một số lĩnh vực có thể hụt hơn nhưng lại được bù đắp bởi số thu các lĩnh vực khác. Kết quả này còn có sự đóng góp của các cơ quan trực tiếp thu là Thuế, Hải quan.
Về chi ngân sách, các kết quả cho thấy công tác này đã bám sát kế hoạch. Tuy nhiên, chi đầu tư công còn gặp khó khăn, một số khoản chi thường xuyên trong năm nay chưa giải ngân được… Vì thế, vấn đề đầu tư công cần được tăng tốc hơn, nhất là giá trị giải ngân đầu tư công 5 năm 2021-2025 rất lớn, đòi hỏi cần tiếp tục quan tâm tháo gỡ các vướng mắc để thúc đẩy đầu tư công.
Dù vậy, tình hình tài chính như hiện nay khiến cử tri yên tâm. “Có thực mới vực được đạo”, vấn đề là sử dụng thế nào để hiệu quả nhất, không thể để có tiền mà không tiêu được. Hiện với tình hình tài chính quốc gia tương đối vững vàng như hiện nay thì dư địa của chính sách tài khóa sẽ được mở rộng, có thể cân đối nguồn lực cho hỗ trợ phát triển kinh tế. Sắp tới đây, chúng ta đã có đủ nguồn để chi cho cải cách tiền lương và các khoản chi trong nhiều năm. Hơn nữa, hiệu quả công tác thu đã đảm bảo nguồn lực đầy đủ để thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 nên không những không làm tăng bội chi mà còn giảm tỷ lệ bội chi so với mức Quốc hội đặt ra.
Trong kế hoạch đề ra vào năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu dự toán thu NSNN sẽ tăng khoảng 5% so với thực hiện năm 2023 để ưu tiên tăng cho đầu tư phát triển. Ông nhận định như thế nào về mục tiêu này?
Mức tăng 5% của dự toán thu NSNN là khá tích cực. Nhưng nhìn vào tổng thể, Chính phủ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở mức 6-6,5%, thì đúng ra tăng thu NSNN phải tương ứng với tăng trưởng kinh tế, nhưng chúng ta cần tính đến đặc thù của ngân sách hiện nay, thu từ nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn rồi nhưng chưa phải tuyệt đối, trong đó có nhiều khoản thu không phụ thuộc vào yếu tố tăng trưởng vẫn có như thu từ đất, dầu thô... Nên việc đặt ra mục tiêu như vậy phải dựa trên dự báo tăng trưởng của từng lĩnh vực của nền kinh tế.
Vì thế, tôi cho rằng, Chính phủ (trong đó cơ quan chủ chốt là Bộ Tài chính) đã xây dựng dự toán tương đối tích cực, có tính phấn đấu để sát mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Theo ông, hàng loạt chính sách tài khóa được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế đã được thực hiện và cần tác động lan tỏa như thế nào?
Như tôi nói ở trên, nhờ tình hình tài chính vững vàng nên chúng ta đã có các nguồn lực đầy đủ khi thực hiện các chính sách để hỗ trợ, kích thích tăng trưởng cũng như thực hiện các kế hoạch đầu tư công quy mô lớn, thực hiện nhiều chính sách cải cách chi cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo thế ổn định vĩ mô một cách tổng thể, không chỉ trên lĩnh vực tài chính mà còn trên tất cả cân đối lớn của nền kinh tế.
Trong đó, các chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí trên một số lĩnh vực được đề ra là rất cần thiết, thực sự tạo ra động lực thúc đẩy cho tăng trưởng, phát triển kinh tế. Hiện chính phủ đang đề xuất tiếp tục giảm thuế Giá trị gia tăng, Bộ Tài chính cũng đề xuất tiếp tục giảm thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn, nên sẽ góp phần hỗ trợ thị trường.
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế cần sự đồng bộ của nhiều giải pháp và các bộ, ngành. Trong đó, hiện các doanh nghiệp cần giải pháp để kích thích cả cung và cầu. Về cầu, chúng ta đã có một số chính sách kích cầu. Về cung là phải có giải pháp hỗ trợ sản xuất, như về vốn với việc cải cách để có lãi suất ưu đãi, tiếp cận vốn thuận lợi hơn. Doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ về vấn đề chi phí, làm sao để giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí tuân thủ, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics