Tác động của nhu cầu dầu mỏ ở châu Á với thế giới
Châu Á sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu |
Theo báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 1 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm nay, Trung Quốc được cho là chiếm khoảng một nửa tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, đạt mức cao kỷ lục gần 102 triệu thùng/ngày. Trong hai báo cáo tiếp theo, IEA giữ nguyên quan điểm cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng cao hơn đáng kể.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng dự đoán tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ ở Trung Quốc với mức 700.000 thùng/ngày. Bên cạnh đó, OPEC cũng khá lạc quan về nhu cầu của Ấn Độ, với kỳ vọng tiểu lục địa này sẽ trở thành nước dẫn đầu về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong chưa đầy 20 năm nữa và duy trì vai trò dẫn đầu này cho đến ít nhất năm 2045.
Nhu cầu xăng của Indonesia trong năm nay dự kiến sẽ đánh bại kỷ lục đã được thiết lập vào năm ngoái. Nước này là nhà nhập khẩu xăng lớn nhất ở châu Á, với nhu cầu năm 2023 tăng lên tới 670.000 thùng/ngày. Trong khi đó, Malaysia cũng báo cáo số lượng dầu khí phát hiện tăng gấp đôi vào năm ngoái.
Nhu cầu về khí đốt cũng gia tăng ở châu Á, bất chấp giá cả tăng vọt trong năm ngoái đã khiến rất nhiều nhà nhập khẩu khí đốt trong khu vực xem xét lại ý định của họ chuyển từ than đá sang khí đốt. Theo Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF), nhu cầu đối với loại nhiên liệu này trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, từ mức của năm 2021 lên 350 tỷ m3 khi sự chuyển đổi khỏi than đá tiếp tục diễn ra bất chấp những trục trặc gần đây. Điều này có nghĩa là vào năm 2050, tỷ trọng khí đốt tự nhiên trong khu vực sẽ tăng 24%, thay thế than đá.
GECF trích dẫn Thái Lan, Malaysia và Indonesia là những động lực thúc đẩy chính cho sự gia tăng nhu cầu dự kiến.
Với tốc độ gia tăng nhu cầu dầu mỏ và khí đốt hiện nay, Trung Quốc, Ấn Độ và phần còn lại của châu Á sẽ là tâm điểm chú ý của cả OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt khác. Tập đoàn dầu mỏ nhà nước của Saudi Arabia - Aramco, tập đoàn dầu khí Exxon Mobil (Mỹ) và tập đoàn năng lượng Shell (Anh) đã nhiều lần lưu ý thế giới đang phải đối mặt với giá dầu cao hơn trong tương lai vì không đủ nguồn cung.
Tuy nhiên, các nước phát triển dường như đã quá tập trung vào nhiệm vụ giảm lượng khí thải CO2, trong khi phần còn lại của thế giới đang đi theo hướng dân số gia tăng với nhu cầu năng lượng gia tăng. Dường như nhiều Chính phủ ưu tiên khả năng tiếp cận năng lượng hơn là chọn loại năng lượng nào.
Điều này có nghĩa là nhu cầu đối với dầu mỏ và khí đốt sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng nguồn cung. Thông thường, điều này sẽ dẫn đến giá cả cao hơn, do đó sẽ làm giảm nhu cầu, cuối cùng lại đẩy giá xuống thấp hơn. Giờ đây, mọi việc có thể diễn ra rất khác, giá cả cao hơn trong thời gian dài hơn dường như là kịch bản có khả năng xảy ra nhất.
Tin liên quan
Dự báo về mối lo lắng đối với châu Á thời Trump 2.0
07:42 | 12/11/2024 Nhìn ra thế giới
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ
08:39 | 07/11/2024 Nhìn ra thế giới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics