Facebook Twitter youtube Tiktok

Sửa Luật Thuế TTĐB để đạt mục tiêu kép về bảo vệ sức khỏe và tăng thu NSNN

Chiều nay (6/9), Bộ Tài chính đã phối hợp với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức tổ chức hội thảo “Lấy ý kiến tham gia đối với Luật thuế TTĐB sửa đổi". Cho ý kiến tại vào dự thảo Luật, các đại biểu đều khẳng định, việc hoàn thiện chính sách thuế TTĐB không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, mà còn tạo môi trường pháp luật thống nhất và đồng bộ, dễ thực hiện, góp phần thu đúng, thu đủ vào NSNN.
sua luat thue ttdb de dat muc tieu kep ve bao ve suc khoe va tang thu nsnn

ảnh: HT

Tạo môi trường pháp luật thống nhất và đồng bộ

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, qua 16 năm thực hiện, Luật thuế TTĐB hiện hành đã có những thay đổi theo đúng định hướng cải cách chính sách của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Không chỉ góp phần định hướng tiêu dùng tiết kiệm đối với nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch và khuyến khích sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường góp phần điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, Luật Thuế TTĐB còn bổ sung quy định nhằm chống chuyển giá qua các khâu kinh doanh thương mại; góp phần ổn định nguồn thu cho NSNN, đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý theo hướng bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật thuế TTĐB đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, trong đó phải kể đến đối tượng chịu thuế còn hẹp. Luật Thuế TTĐB hiện hành có 10 nhóm hàng hóa và 6 nhóm dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, trong khi ở các nước, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB của các nước rất đa dạng. Ông Trương Bá Tuấn dẫn chứng, tại Trung Quốc thu thuế TTĐB đối với 15 nhóm hàng hóa gồm: thuốc lá, đồ uống có cồn, mỹ phẩm; đồ trang sức và đá quý…, còn Thái Lan thu thuế TTĐB đối với 17 nhóm hàng hóa và dịch vụ như dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, nước giải khát, các khóa học về đua ngựa, các khóa học gôn, rượu, bia, thuốc lá, bài chơi poker…

Chưa kể, một số quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, mô tả mặt hàng tại Biểu thuế chưa thực sự rõ ràng, chưa đồng bộ với pháp luật chuyên ngành dẫn đến vướng mắc trong thực tế thực hiện; thuế suất đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, ô tô còn thấp chưa đủ tác dụng để hạn chế tiêu dùng hoặc điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội...

Ông Trương Bá Tuấn cho rằng, việc sửa đổi Luật Thuế TTĐB là cần thiết nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng; tạo môi trường pháp luật thống nhất và đồng bộ áp dụng trong nền kinh tế, cũng như khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật thuế TTĐB hiện hành; phù hợp xu hướng cải cách thuế TTĐB của các nước. “Hoàn thiện quy định về chính sách thuế TTĐB còn để mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, qua đó nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế trong phòng, chống trốn thuế, thất thu và nợ thuế; đảm bảo thu đúng thu đủ vào NSNN, đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN”, ông Trương Bá Tuấn cho hay.

Tại hội thảo, đa số các đại biểu tham dự đều nhất trí cho rằng cần thiết phải sửa đổi Luật Thuế TTĐB để tăng mức thuế đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, qua đó hạn chế sử dụng.

Ở góc độ y tế, TS. Nguyễn Huy Quang, Trưởng Ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội (Tổng hội y học Việt Nam), nhấn mạnh, bên cạnh các giải pháp thông tin, giáo dục, truyền thông, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm để thay đổi nhận thức, thì thuế là giải pháp quan trọng để điều chỉnh hành vi tiêu dùng đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường gây hại đến sức khỏe.

“Việc đánh thuế TTĐB đối với đối với thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường đạt mục tiêu kép về giảm tác hại của các sản phẩm này đối với sức khỏe và giúp tăng cho NSNN”, TS Nguyễn Huy Quang cho hay.

Mức thuế đủ để hạn chế tiêu dùng sản phẩm có hại

Theo TS Nguyễn Huy Quang, nếu tăng thuế để giá tăng 10% thì sẽ làm giảm khoảng 5% -8% mức tiêu thụ thuốc lá và rượu bia, giảm 8%-13% mức tiêu thụ đồ uống có đường. Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, thuế thuốc lá là giải pháp tối ưu quyết định từ 50-60% hiệu quả trong phòng chống tác hại thuốc lá.

Tuy nhiên, việc đánh thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường cần thiết phải tạo sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và sức khỏe của người dân, nhưng sức khỏe vẫn là vấn đề trung tâm trong chính sách phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề của phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước ta đã mạnh mẽ cam kết chính trị với quốc tế.

Thông tin tóm tắt về dự thảo Luật Thuế TTĐB, bà Lê Thùy Linh, Phó trưởng phòng thuế TTĐB (Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí) cho biết, tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định các hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB để đồng bộ với pháp luật chuyên ngành. Đồng thời, bổ sung quy định: “Trường hợp cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ, thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định” nhằm bao quát, không bỏ sót các đối tượng chịu thuế trong trường hợp chưa thể kịp thời sửa đổi Luật Thuế TTĐB để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Cơ quan soạn thảo cũng đề xuất sửa đổi, quy định hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB để luật hóa quy định đang thực hiện ổn định tại văn bản dưới Luật.

sua luat thue ttdb de dat muc tieu kep ve bao ve suc khoe va tang thu nsnn

ảnh: HT

Về căn cứ tính thuế TTĐB, bà Lê Thùy Linh cho hay, dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định để bao quát trường hợp bổ sung áp dụng thuế tuyệt đối, áp dụng thuế hỗn hợp. Theo đó, căn cứ tính thuế TTĐB sẽ được áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm; phương pháp tính thuế tuyệt đối; phương pháp tính thuế hỗn hợp.

Một trong những nội dung quan trọng nhất của dự thảo đó là thuế suất thuế TTĐB. Theo đó, đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia, dự thảo đã đưa ra 2 phương án lựa chọn. Cụ thể đối với thuốc lá, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện theo phương án 2, tức là, cùng với việc giữ nguyên mức thuế suất 75%, còn bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình tăng từng năm trong giai đoạn từ 2026 – 2030. Trong đó, đối với thuốc lá điếu từ năm 2026 sẽ áp dụng thêm 5.000 đồng/bao, sau đó mỗi năm mức thuế tuyệt đối sẽ tăng thêm 1.000 đồng/bao, bảo đảm đến năm 2030 đạt 10.000 đồng/bao.

Đối với xì gà, mức thuế tuyệt đối năm 2026 là 50.000 đồng/điếu, sau đó mỗi năm tăng thêm 10.000 đồng/điếu và đến năm 2030 đạt mức 100.000 đồng/điếu. Đối với thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác, chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm có mức thuế tuyệt đối là 50.000 đồng/100g hoặc 100ml vào năm 2026), sau đó sẽ tăng thêm 10.000 đồng/100mg hoặc 100ml để đến năm 2030 đạt 100.000 đồng/100g hoặc 100ml.

Theo bà Lê Thùy Linh, phương án này giúp tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ 42,7% (2022) xuống còn 39,7% vào năm 2026 và đến năm 2030 giảm xuống còn 38,6%. Tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ tăng từ 36% (2022) lên 52,4% vào năm 2026 và đến năm 2030 tăng lên 59,38%. Như vậy, khả năng giảm tiêu thụ nhanh hơn, sớm hơn và ở mức độ lớn hơn để gần tiếp cận đến mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên đề ra tại Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Tương tự với mặt hàng rượu, bia, dự thảo đề xuất quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO. Trong 2 phương án được đưa ra, Bộ Tài chính cũng đề xuất lựa chọn theo phương án 2, tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030 (rượu từ 20 độ trở lên); tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030 (rượu dưới 20 độ). Đối với mặt hàng bia, tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Thực hiện theo phương án này, thì giá bán năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025, và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo. Đồng thời, việc tăng thuế TTĐB ở mức này còn có tác dụng giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm rượu, bia mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng và giảm các tác hại liên quan do việc lạm dụng rượu, bia gây ra.

tương tự, đối với nước giải khát theo TCVN có hàm lượng đường trên 5g/100ml, dự thảo quy định mức thuế suất là 10% do đây là mặt hàng mới bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB...

Nga Phạm

Tin liên quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn Thuế Trọng Tín, việc mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa với giá rẻ hơn mà còn góp phần đưa nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng.
Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Hiệu quả triển khai các ứng dụng quản lý hóa đơn điện tử

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội, đạt những kết quả tích cực, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng bền vững, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia.
Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam:  đánh giá chính sách và kiến nghị

Quản lý thuế thương mại điện tử tại Việt Nam: đánh giá chính sách và kiến nghị

Khi thương mại điện tử (TMĐT) được nhận định là xu hướng tất yếu của các giao dịch trong nền kinh tế số thì pháp luật về TMĐT hoặc giao dịch điện tử đã được 158 quốc gia thông qua, trong đó có 79 quốc gia đang phát triển và 29 quốc gia kém phát triển nhất (UNCTAD, 2024).
Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử: hạn chế pháp lý và đề xuất hoàn thiện

Trong thời gian qua, sự phát triển của công nghệ đã giúp thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ngày càng mở rộng, trở thành phương thức kinh doanh phổ biến và quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số quốc gia. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đặt ra nhiều thách thức với công tác quản thuế. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp lý về quản lý thuế TMĐT, bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này.
Giải pháp  nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Giải pháp nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế

Tuân thủ thuế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cả cơ quan thuế và người nộp thuế (NNT), bởi việc đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và tuân thủ công tác báo cáo thuế mang lại nhiều hiệu quả trong sử dụng và quản lý, như giảm thời gian làm thủ tục hành chính thuế, giảm chi phí cho DN và khắc phục tình trạng làm giả mạo, tiết kiệm chi phí xã hội và nâng cao ý thức NNT. Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2017-2023 của Tổng cục Thuế bằng phương pháp thống kê, so sánh và khảo sát, để tập trung đánh giá, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp trong thời gian tới.
Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế  hộ kinh doanh ở Việt Nam

Bài 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế hộ kinh doanh ở Việt Nam

Đối chiếu với kinh nghiệm của thế giới có thể thấy, thời gian qua, ngành Thuế Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tập trung xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh (H-CNKD). Mặc dù vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế lĩnh vực này, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cải cách hệ thống thuế và theo đúng lộ trình chuyển đổi số nền kinh tế, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cả về thể chế và phương thức quản lý.
Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Thuế với biến đổi khí hậu: kinh nghiệm tại một số nước G7 và khuyến nghị cho Việt Nam

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường của các quốc gia trên thế giới. Vì thế, trong những thập niên vừa qua, các nước, đặc biệt là nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đều rất coi trọng việc xây dựng và thực thi kế hoạch tài chính khí hậu thông qua các chính sách tài chính công (CSTCC) nhằm tận dụng những cơ hội có lợi và giảm thiểu rủi ro, từ đó phát huy nguồn lực của toàn xã hội trong thích ứng BĐKH.
Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam

Với khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh (HKD) đang hoạt động trong nền kinh tế, công tác quản lý thuế nhóm đối tượng này luôn chiếm nhiều thời gian, nguồn lực của cơ quan thuế, song kết quả thu được lại chưa tương xứng. Nhằm tìm ra “kế sách” để cải thiện tình hình, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai nhiều đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với HKD. Góp phần vào nỗ lực này, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và đánh giá thực tế áp dụng tại Việt Nam, chuyên đề “Quản lý thuế hộ kinh doanh: kinh nghiệm quốc tế và một số giải pháp cho Việt Nam” của Tạp chí Thuế sẽ gợi mở, đề xuất một số giải pháp với cơ quan quản lý.
Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Bài 3: Sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu kịp thời tiền nợ thuế vào NSNN

Cưỡng chế nợ thuế là một giải pháp quan trọng của công tác quản lý nợ thuế, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của người nộp thuế. Tuy vậy, thời gian qua, việc thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ tại các cơ quan thuế đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với phương châm “giảm một đồng nợ thuế là tăng thu một đồng cho NSNN để phục hồi, phát triển kinh tế”, tại dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, nhằm tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thuế.
Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh

Trong những ngày gần đây, trên các diễn đàn kinh tế, nhiều chuyên gia đề xuất nên điều chỉnh mức doanh thu chịu thuế GTGT mới đối với hộ và cá nhân kinh doanh là 200 triệu đồng (thay mức hiện hành 100 triệu đồng), một số chuyên gia khác thì kiến nghị áp mức doanh thu mới lên 300 triệu đồng/năm... Để có cơ sở khoa học và tính thuyết phục cho vấn đề này, nhóm chuyên gia Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất 3 phương án xác định ngưỡng chịu thuế GTGT đối với hộ và cá nhân kinh doanh trong thời gian tới.
Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

Bài 2: Thiết lập hành lang pháp lý về quản lý thuế thương mại điện tử, đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng

(TCT online) -Khi hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) và kinh doanh dựa trên nền tảng số được xác định là xu hướng tất yếu của nền kinh tế số thì cần thiết phải xây dựng, thiết lập hành lang pháp lý đầy đủ cho lĩnh vực này, nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trên môi trường kinh doanh. Theo hướng này, nhiều quy định tại các điều, khoản của Luật Quản lý thuế đã được cập nhật để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn công tác quản lý...
Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Chuyển giá quyền sở hữu trí tuệ: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ vụ kiện của Apple

Ngày 10/9/2024, Tòa án Công lý châu Âu (“ECJ”) đã đưa ra phán quyết về một vụ án thuế lớn liên quan đến hoạt động chuyển giá của Apple. Theo đó, ECJ đã ra lệnh cho Ireland thu hồi gần 14 tỷ Euro tiền thuế từ Apple do nộp thiếu trước đây. Đây cũng là một trong những phán quyết lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến hành vi chuyển giá. Bài viết này phân tích cơ cấu định giá chuyển nhượng do Apple thiết lập liên quan đến Ireland và những cơ sở mà ECJ đã quyết định Apple phải nộp bổ sung các khoản thuế, từ đó gợi ý bài học kinh nghiệm hoạch định và giám sát hoạt động chuyển giá ở Việt Nam.
Đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế: kết quả từ thực tiễn áp dụng tại Cục Thuế TP Hà Nội

Đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ của cơ quan thuế: kết quả từ thực tiễn áp dụng tại Cục Thuế TP Hà Nội

Nâng cao chất lượng dịch vụ thuế, hướng tới sự hài lòng của người nộp thuế (NNT) là một trong những nội dung quan trọng đang được ngành Thuế triển khai. Đây cũng là đề tài đã có nhiều nghiên cứu, song chưa có nghiên nào xuất phát từ quan điểm của DN theo các nội dung đưa ra của Tổng cục Thuế. Để nhận biết được ý kiến của DN đối với dịch vụ này, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về sự hài lòng của DN đối với chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ hỗ trợ thuế cho DN trong thời gian tới.
Xem thêm
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc

Tin mới

Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu không bỏ lọt và xử lý vi phạm liên quan đến sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài

Trong những tháng đầu năm 2025, phân khúc khách sạn ghi nhận tăng trưởng tốt nhờ lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam tăng trưởng mạnh.
Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Bộ Y tế yêu cầu thu hồi 2 thực phẩm giảm cân chứa chất cấm Sibutramine

Đó là hai mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Dáng xuân Phục linh Gold" và "Best Slim Collagen". Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thu hồi các sản phẩm này.
WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới

WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới

WB nhận định, giá vàng trung bình trong năm 2025 và 2026 sẽ cao hơn 150% so với mức trung bình trong 5 năm trước đại dịch Covid-19.
Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%

Công ty có hoạt động xây dựng công trình cho doanh nghiệp chế xuất thuộc trường hợp áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 0% nếu đáp ứng điều kiện.
(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại truyền thống hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương đạt hàng chục tỷ USD/năm.
(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD

Theo thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tính đến 15/4, cả nước có 6 nhóm hàng xuất khẩu, nhập khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile

Đến nay đã có hơn 3,4 triệu lượt tải và cài đặt ứng dụng eTax Mobile.
(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I

Theo Cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng đầu năm 2025 do ngành Thuế thực hiện đạt 668.313 tỷ đồng, bằng 38,9% dự toán, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước.
5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

Cập nhật của Cục Hải quan, hết quý I/2025, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Phiên bản di động