Sử dụng vốn vay hiệu quả để đảm bảo an toàn nợ công
Vay, trả an toàn
Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII về tình hình và giải pháp tăng cường quản lý nợ công, tháng 2-2015 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản trả lời, trong đó khẳng định: Nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội là đến năm 2015 không quá 65% GDP. Dẫn con số cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cho biết: Đến cuối năm 2014, nợ công bằng 60,3% GDP và theo kế hoạch đến năm 2016 sẽ tăng lên mức cao nhất là 64,9% GDP, các năm sau đó sẽ giảm dần, đến năm 2020 còn khoảng 60,2% GDP. Về tình hình nợ Chính phủ, tổng số dư nợ của Chính phủ tính đến ngày 31-12-2013 ở mức 1.515.968 tỷ đồng, bằng 42,3% GDP, vẫn được duy trì trong giới hạn cho phép không quá 50% GDP (giới hạn trần về nợ Chính phủ đã được Quốc hội cho phép đến năm 2015 không quá 50% GDP). Năm 2014, khối lượng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển KT-XH đạt khá, đã huy động được 627,8 nghìn tỷ đồng. Trên 98% vốn vay được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng, phần còn lại được đưa vào ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư phát triển (1,5%) và một phần chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%). Rất nhiều công trình quan trọng, thiết yếu về giao thông, điện, viễn thông, nước, thủy lợi, y tế, giáo dục… cũng sử dụng nguồn vốn vay này.
Việc nợ công tăng sát trần cho phép sẽ gia tăng áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. Mặt khác, nước ta đã trở thành nước có thu nhập trung bình nên tỷ trọng vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài với kỳ hạn dài, lãi suất thấp trong nợ công giảm dần. Cùng với thực hiện chủ trương chuyển mạnh sang vay trong nước, tỷ trọng vay trong nước tăng từ 40,3% tổng số nợ vay năm 2010 lên 54,5% năm 2014. Nợ nước ngoài chủ yếu là vay ưu đãi, thời hạn vay bình quân 20 năm với lãi suất khoảng 1,6%/năm. Nợ trong nước chủ yếu qua phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn, lãi suất cao dẫn đến áp lực và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tăng nhanh trong ngắn hạn.
Trong bối cảnh đó, sự băn khoăn về khả năng trả nợ luôn được dư luận đặt ra. Cho tới nay, chỉ tiêu này vẫn được đảm bảo an toàn, tức không quá 25% tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm. Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2010 ở mức 14,7%; năm 2011 ở mức 15,5%; năm 2012 ở mức 14,6%; năm 2013 là 15,2%; năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến khoảng 16,1%. Ngoài việc ưu tiên bố trí ngân sách để trả các khoản trả nợ vay của Chính phủ hàng năm, việc thành lập Quỹ tích luỹ trả nợ cũng có tác động tích cực trong việc tập hợp các nguồn thu từ các dự án cho vay lại, thu phí bảo lãnh để trả nợ, giảm bớt sự căng thẳng trong cân đối nguồn trả nợ từ ngân sách Nhà nước, tăng cường vốn cho đầu tư phát triển và các nhu cầu chi tiêu khác của Chính phủ trong từng giai đoạn. Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định hơn, chúng ta còn sử dụng một phần vay mới với kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn để đảo nợ, góp phần làm giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và giảm chi phí vay vốn.
Trách nhiệm khi “tiêu tiền”
Việc vay - trả nợ công hiện vẫn đang trong tầm kiểm soát của cơ quan quản lý, song, vấn đề được quan tâm là sử dụng các khoản nợ đó như thế nào cho hiệu quả.
Trong phần trả lời đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã thẳng thắn đánh giá: Một số dự án đầu tư kém hiệu quả, tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn còn, có vụ việc nghiêm trọng. Cơ cấu ngân sách chưa lành mạnh; tỷ trọng thu ngân sách/GDP giảm; chi thường xuyên tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng chi đầu tư giảm; bội chi còn cao. Thực trạng này gây lo lắng, bức xúc trong xã hội; nếu chủ quan, buông lỏng, không tiếp tục chủ động kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả, sẽ gây mất an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô.
Cuối năm 2014, giải trình trước Quốc hội về tình hình nợ công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đã chỉ rõ: Khâu huy động và phân bổ vốn vay chủ yếu xuất phát từ đề xuất của bộ, ngành, địa phương chưa đặt trong mối quan hệ chặt chẽ cân đối với nguồn lực khác, chưa bám sát vào hạn mức nợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt xác định mức vay, mức nợ cho phù hợp, chưa gắn trách nhiệm người quyết định vay và người sử dụng có hiệu quả vốn vay…
Phân tích rõ hơn về vấn đề này, trao đổi với Báo Hải quan, ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết: Hiện nay, hệ thống chính sách về quản lý nợ công cơ bản đã được hoàn thiện, song để tăng cường hiệu quả giám sát và quản lý nợ công, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế và chính sách, tăng cường kỉ luật và kỉ cương quản lý nợ thì một nhiệm vụ quan trọng nữa là việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, trong đó bao gồm cả việc nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, chủ dự án, tạo bước chuyển căn bản cho công tác quản lý nợ công theo hướng tập trung hơn vào hiệu quả sử dụng nguồn vốn bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện chính sách để phù hợp với bối cảnh mới.
Bộ Tài chính đã đưa ra các giải pháp đồng bộ, phân công nhiệm vụ cụ thể để gắn chặt hơn trách nhiệm của người “tiêu tiền” vào công tác quản lý nợ công và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các nhiệm vụ đó là: Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới; tính đúng, tính đủ nợ công theo quy định, đảm bảo trong giới hạn cho phép; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; khẩn trương cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn; đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công; tăng tính thanh khoản và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ; quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh; đối với cho vay lại theo hướng tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát và thu đủ nợ đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại.
Với những giải pháp đó, Bộ Tài chính đặt kỳ vọng trách nhiệm sử dụng vốn vay của các cấp, các ngành, địa phương, chủ dự án sẽ được nâng cao hơn nữa, góp phần đảm bảo an toàn nợ công của quốc gia trong thời gian tới.
Cách tính nợ công đã theo đúng chuẩn thông lệ quốc tế Trước đây, Việt Nam chỉ có nợ Chính phủ và nợ DN, khái niệm “nợ công” được chính thức sử dụng từ năm 2009 sau khi Luật Quản lý nợ công được thông qua. Theo Luật này, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Đây chính là phạm vi xác định nợ công hiện hành của nước ta. Khi nhắc đến vấn đề này, một số tổ chức quốc tế cũng như chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam nên tính nợ của DNNN vào phạm vi nợ công của quốc gia vì chủ sở hữu thực sự của các DNNN chính là Nhà nước. Tuy nhiên, một chuyên gia lâu năm về nợ công của Bộ Tài chính phân tích quan điểm này như sau: Có thể về mặt kỹ thuật, không nên thống kê nợ DNNN vào nợ công, nhưng về mặt quản lý rủi ro, các khoản nợ này cần được giám sát một cách chặt chẽ như một khoản vay của Chính phủ, không chỉ khâu nợ mà cả khâu đi vay để tránh dẫn đến một hệ quả mà ngân sách Nhà nước phải xử lý. Hơn nữa, theo Luật DN, DN là người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ phát sinh của mình, Chính phủ chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nợ trong trường hợp các DN được Chính phủ bảo lãnh vay đang gặp khó khăn và tạm thời không có khả năng trả nợ. Do đó, chỉ các khoản nợ vay trong, ngoài nước được bảo lãnh Chính phủ và nợ vay lại từ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ được tính là nợ công vì nghĩa vụ nợ cuối cùng thuộc Chính phủ trong khi các khoản nợ tự vay tự trả của các DNNN không được tính. Tại cuộc họp báo chuyên đề về nội dung này được Bộ Tài chính tổ chức ngày 14-5-2015, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã khẳng định: Tính nợ DNNN vào nợ công là bất bình đẳng! Ông Long cho biết thêm: Trong quá trình soạn thảo Luật Quản lý nợ công, việc xác định phạm vi của nợ công quốc gia đã được thảo luận kỹ và những quy định hiện hành đã được đưa ra dựa trên thực tiễn tại Việt Nam và được đa số các tổ chức các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... công nhận là theo đúng chuẩn thông lệ quốc tế. |
Tin liên quan
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics