Sản xuất, xuất khẩu nông sản “thay da đổi thịt” nhờ tái cơ cấu
![]() | 8 nhóm giải pháp để xuất khẩu nông sản “cán đích” 50 tỷ USD |
![]() | Thúc tái cơ cấu, nông nghiệp Việt muốn tăng xuất khẩu nông sản 5%/năm |
![]() | Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ? |
![]() |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh. |
Thứ trưởng đánh giá như thế nào về những kết quả nổi bật trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian qua, đặc biệt với riêng lĩnh vực trồng trọt?
Những năm qua, Bộ NN&PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó có cơ cấu lại từng ngành hàng, lĩnh vực theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Có thể thấy rất rõ, giai đoạn 5 năm vừa qua, ngành nông nghiệp đối mặt với những thách thức, khó khăn chưa từng có. Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, biến động của kinh tế thế giới khiến năm 2016 ngành nông nghiệp lần đầu tiên có tăng trưởng âm. Hạn mặn lịch sử trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016 ở ĐBSCL đã làm mất đi 1 triệu tấn thóc. Ngoài ra, vụ Đông Xuân 2019 – 2020, xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng, thậm chí còn vượt cả kỷ lục của vụ Đông Xuân 2015 – 2016.
Trong khi đó, dịch bệnh cả trên cây trồng, vật nuôi , dịch bệnh trên người cũng ngày càng diễn biến khó lường. Chỉ trong mấy năm trở lại đây, ngành nông nghiệp phải ứng phó với nhiều loại dịch bệnh mới như: Dịch tả lợn châu Phi, sâu keo mùa thu… Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, gián đoạn.
Tuy nhiên trong khó khăn đó, ngành trồng trọt đã nỗ lực vươn lên, thực hiện tái cơ cấu thành công. Đến nay, ngành trồng trọt đã xác định được các cây trồng lợi thế chủ lực, phù hợp với các vùng miền, đã có những ngành hàng dẫn đầu thế giới về thị trường, thương mại như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, trái cây...
Trong lĩnh vực trồng trọt, lúa gạo là ngành hàng điển hình chứng kiến nhiều sự “thay da đổi thịt” sau quá trình tái cơ cấu. Thứ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?
Với lúa gạo, từ một ngành được đánh giá gặp nhiều bất lợi, khó khăn trong quá trình cơ cấu lại nhưng vài năm trở lại đây đã cho thấy một sức bật vô cùng ấn tượng. Thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng nâng cao, điển hình là giống lúa ST25 đã đạt giải hạt gạo ngon nhất thế giới. Nhiều giống lúa chất lượng khác cũng đang được đưa vào sản xuất
Có thể thấy rõ là những năm qua, chất lượng, năng suất lúa gạo đã có sự nhảy vọt, bình quân trên 6 tấn/ha. Chất lượng lúa gạo Việt Nam ngày càng được khẳng định khi tỷ lệ giống lúa chất lượng cao, lúa thơm đã chiếm đến 80%, có những địa phương chiếm đến 100%.
Tuy nhiên, thành quả quan trọng nhất của ngành hàng lúa gạo trong những năm qua là đã tìm ra được lời giải cho bài toán khắc chế, sống chung với hạn mặn ngày càng diễn biến phức tạp và kéo dài. Còn nhớ vụ Đông Xuân 2015 – 2016, khi hạn mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, hàng trăm nghìn ha lúa của vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng. Sau thiệt hại này, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã rút ra bài học kinh nghiệm, chuyển đổi cơ cấu thành công. Những vùng không thể trồng lúa do tác động của hạn mặn được bà con chuyển sang trồng cây ăn trái.
Hay vụ Đông Xuân 2019 – 2020, xâm nhập mặn được dự báo còn khốc liệt hơn rất nhiều so với năm 2015 – 2016, dịch Covid-19 bùng phát, có thời điểm Việt Nam phải tạm dừng XK gạo để đánh giá lại sản lượng gạo trong nước có đảm bảo an ninh lương thực không. Lúc đó, thay mặt Bộ NN&PTNT, tôi đã báo cáo với Chính phủ ngành nông nghiệp vẫn đang sản xuất tốt, đảm bảo đủ sản lượng khoảng 43 triệu tấn lương thực, đảm bảo cho nhu cầu trong nước và XK. Kết quả, năm 2020, XK gạo đã đạt con số kỷ lục 3,1 tỷ USD, giá gạo Việt Nam cao nhất nhì thế giới.
Ngoài lúa gạo còn ngành hàng nào khác trong lĩnh vực trồng trọt cũng đạt được những kết quả đáng kể trong quá trình tái cơ cấu, thưa Thứ trưởng?
Ngoài lúa gạo còn có ngành hàng cà phê và trái cây. Hiện, diện tích cà phê của cả nước đạt 670.000ha, năng suất bình quân 2,8 tấn/ha, cao nhất thế giới. Có được kết quả đó là nhờ những năm qua chúng ta đã thực hiện chương trình tái canh cà phê vô cùng hiệu quả bằng những bộ giống cà phê của Việt Nam. Mục tiêu đặt ra của chương trình đến năm 2020 là tái canh được 120.000ha nhưng đến nay đã tái canh được 150.000ha. Điều đáng ghi nhận là tái canh nhưng năng suất cà phê không bị ảnh hưởng, thậm chí còn tăng.
Đối với ngành hàng rau quả, nếu như năm 2012 mới XK được 1 tỷ USD thì năm 2020 đã đạt gần 4 tỷ USD. Điểm nhấn của ngành hàng rau quả không chỉ là ngày càng có nhiều loại trái cây của Việt Nam được thị trường thế giới ưa chuộng mà còn nở rộ các dự án chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Thứ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về những định hướng, ưu tiên phát triển của ngành, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt trong giai đoạn tới?
Chỉ mấy năm nữa, “bức tranh” của ngành nông nghiệp sẽ khác. Các Hiệp định Thương mại tự do đã được ký kết sẽ tạo cơ hội cho nông sản Việt mở rộng thị trường, quan trọng là phải đẩy mạnh chế biến sâu.
Hướng tới, ngành trồng trọt không nên chạy theo quy mô diện tích, cần thực hiện tái cơ cấu theo hướng đẩy mạnh khoa học công nghệ và tái cơ cấu nội ngành; đẩy mạnh chế biến sâu để mở rộng thị trường. Ngoài ra, định hướng là cần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, bởi hiện tại vẫn còn tình trạng sử dụng phân bón lãng phí, bón nhiều hơn nhu cầu, lượng giống gieo sạ còn lớn; phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, triển khai các gói kỹ thuật vào sản xuất để đảm bảo hiệu quả. Một yếu tố quan trọng khác nữa là cần nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, bởi đây chính là cầu nối giữa nông dân và DN…
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025
15:04 | 08/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới
19:55 | 07/07/2025 Xu hướng

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD
14:03 | 08/07/2025 Cần biết

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu
13:34 | 08/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu
09:41 | 07/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam
08:34 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Địa chỉ, trụ sở và số điện thoại của Thuế Hà Nội và 25 Thuế cơ sở trực thuộc

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Công bố một số thủ tục hành chính liên quan đến thành lập và hoạt động của hộ kinh doanh

Công bố thủ tục kiểm tra hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế và hàng hoá

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Trình Quốc hội thảo luận dự án Luật Thương mại điện tử tại Kỳ họp thứ 10

Thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Du lịch Việt Nam trước thời cơ vàng để cán mốc doanh thu "triệu tỷ đồng"

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt
