8 nhóm giải pháp để xuất khẩu nông sản “cán đích” 50 tỷ USD
Xuất khẩu nông sản: Lợi thế cạnh tranh thuộc về các doanh nghiệp đầu tư bài bản | |
Thúc tái cơ cấu, nông nghiệp Việt muốn tăng xuất khẩu nông sản 5%/năm | |
Xuất khẩu nông sản tăng tốc ngay từ đầu năm |
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trình bày tham luận tại Đại hội |
Đứng 15 thế giới về xuất khẩu nông sản
Phát biểu tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII chiều 27/1, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, 5 năm qua, nông nghiệp không chỉ tiếp tục khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, mà còn vươn lên trở thành ngành kinh tế năng động, phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới.
Điều này thể hiện ở chỗ, 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của ngành giai đoạn 2016 - 2020 đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Ví dụ điển hình như, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành bình quân đạt 2,62%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 190,5 tỷ USD, riêng năm 2020 đạt 41,25 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 42%...
Bên cạnh đó, cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách thực chất, hiệu quả hơn, đạt nhiều kết quả quan trọng; tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của toàn xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề cập tới vấn đề công nghiệp chế biến nông sản phát triển nhanh cùng với ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản.
Trong 5 năm qua, có 67 nhà máy chế biến nông sản lớn, hiện đại được khởi công mới, đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư khoảng 2,58 tỷ USD, tạo ra năng lực mới thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo chiều sâu.
Đáng chú ý, thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản được mở rộng, phát triển nâng cấp các chuỗi giá trị trong nước và chế biến, xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, chất lượng cao, thúc đẩy thương mại nông sản chính ngạch; tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao, có lợi thế như thủy sản, rau, hoa, quả, đồ gỗ...
Đến nay, nông sản Việt đã xuất khẩu đến trên 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường “khó tính” như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU.... "Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 đạt 190,5 tỷ USD, riêng năm 2020 đạt 41,25 tỷ USD đã vượt mục tiêu đề ra (và cao hơn nhiều so với mức đạt 30,45 tỷ USD của năm 2015), đưa Việt Nam vào nhóm thứ nhất Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu, nông, lâm, thủy sản", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Xuất khẩu nông sản đạt 50 tỷ USD năm 2025
Theo “tư lệnh” ngành nông nghiệp, 5 năm tới, Việt Nam triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong bối cảnh nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức.
Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm tới, Bộ NN&PTNT nhất trí cao với dự thảo các văn kiện, các quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển nông nghiệp, với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 2,5 - 3,0%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48 - 50 tỷ USD…
Về phần giải pháp để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh chú trọng thực hiện tốt 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Thứ nhất là, tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế đến các cấp, ngành, địa phương và người dân; thay đổi nhận thức và cách tiếp cận về sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu.
Thứ hai là, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại ngành; trong đó tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới, nhất là cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, đầu tư, bảo hiểm, hợp tác công tư.
Thứ ba là, thông tin, dự báo tình hình thị trường, tranh thủ lợi thế các Hiệp định Thương mại tự do và các cam kết quốc tế để ổn định, giữ vững các thị trường truyền thống, quy mô lớn, phát triển thị trường mới; định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ, có chiến lược đàm phán mở cửa thị trường, phát triển thị trường đối với các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng…
Thứ tư là, phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, thông minh tăng tỷ trọng chế biến sâu để giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm; phát triển các cụm liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp tác liên kết sản xuất, chế biến kết nối với hệ thống tiêu thụ trong nước và quốc tế.
Thứ năm là, nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung giải quyết các khâu then chốt, ứng dụng nhanh thành quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao để tạo tăng trưởng đột phá…
Thứ sáu là, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả gắn với quá trình “chuyển đổi số, kinh tế số” trong lĩnh vực nông nghiệp; hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp, đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu.
Thứ bảy là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn; xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa.
Thứ tám là, huy động nguồn lực, đầu tư hạ tầng đồng bộ cho nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, bền vững, đảm bảo khả năng chống chịu trước rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng…
Tin liên quan
Gia tăng cơ hội xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bằng đường sắt
10:14 | 29/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
Xóa “ổ gà” trên con đường xuất khẩu nông, thủy sản
08:00 | 08/08/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics