Sản xuất “3 tại chỗ” khó khăn, doanh nghiệp kiến nghị có hình thức khác
![]() | Doanh nghiệp kiến nghị hỗ trợ để duy trì sản xuất |
![]() | Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng với phương án “3 tại chỗ” |
![]() | Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng để duy trì sản xuất |
![]() |
Các doanh nghiệp hiện đang đối mặt không ít khó khăn, bất cập trong sản xuất "3 tại chỗ". Ảnh: NT |
Nới lỏng điều kiện làm việc
Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) vừa tổ chức buổi trao đổi trực tuyến với các hiệp hội và doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo để lắng nghe, tiếp thu ý kiến tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo đó, các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn lớn nhất trong việc triển khai “3 tại chỗ” là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện lớn. Ngoài ra, quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện.
Khi thấy có một số bất cập xảy ra, thay vì tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh lại ra quy định dừng thực hiện “3 tại chỗ” làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp có đủ điều kiện triển khai.
Liên quan tới khó khăn câu chuyện thực hiện “3 tại chỗ”, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty VINA T&T GROUP (doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây vào Mỹ, Canada, Nhật, Australia) cho biết, vùng nguyên liệu đang bị phong toả, giãn cách, thiếu hụt lượng lớn lực lượng lao động.
Thời gian làm việc của doanh nghiệp hiện chỉ còn từ 6h sáng đến 6 tối. Trong khi đó bình thường, doanh nghiệp làm việc từ 3h sáng ra vùng nguyên liệu, 6h-7h tối là đem sản phẩm thu hoạch về nhà máy, làm đến khoảng 10-12h đêm. Nhà máy bình thường xử lý khoảng 200 tấn trái cây/ngày thì nay chỉ còn 30-40% công suất.
“Doanh nghiệp mong muốn thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” nhưng được áp dụng thời gian làm việc dài hơn. Các tỉnh cho phép đội ngũ thu hoạch trái cây được bắt đầu làm việc sớm hơn 6h sáng. Nếu thu hoạch muộn, vận chuyển về nhà máy khoảng 8-9h nắng đã lên, nguy cơ hư hại khá cao; đồng thời kiến nghị cho đội ngũ sản xuất về trễ hơn 6h chiều”, ông Tùng nói.
Đại diện Cục Công nghiệp cho biết, liên quan đến quy định về hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện vừa thực hiện cách ly, vừa sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, ngoài các quy định về hình thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm”, doanh nghiệp kiến nghị bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn.
Theo đó, cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, người lao động với doanh nghiệp, di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh (đảm bảo các biện pháp an toàn tương tự trường hợp F1 tự cách ly tại gia đình và di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp kiến nghị bổ sung quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động dừng tham gia “3 tại chỗ” giữa chừng và trở về nơi cư trú để người lao động yên tâm đăng ký tham gia “3 tại chỗ”.
Ưu tiên tiêm vắc xin cho công nhân
Bên cạnh câu chuyện sản xuất “3 tại chỗ”, nhiều doanh nghiệp kiến nghị cần có hướng dẫn các địa phương xây dựng các kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các doanh nghiệp có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp.
Ngoài ra, cần có quy trình, thời hạn các cơ quan y tế địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp trong việc tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc để doanh nghiệp sớm ổn định lại sản xuất và đảm bảo an toàn cho những người lao động khác trong doanh nghiệp yên tâm tập trung làm việc.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng kiến nghị bổ sung quy định cụ thể các điều kiện cần thiết để cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau (hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước thời điểm diễn ra dịch bệnh), tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn của doanh nghiệp và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh.
Đại diện Cục Công nghiệp cho hay, ở góc độ phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp kiến nghị cần đưa mức ưu tiên đối với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (tại điểm n mục 3 phần III) trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin theo điểm g mục 3 phần III của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm văc xin phòng Covid-19 năm 2021 – 2022.
Trong nhóm doanh nghiệp, ưu tiên tiêm văc xin cho các doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm...
Bên cạnh đó, cho phép các cơ sở y tế triển khai tiêm chủng có thu phí (do doanh nghiệp, cá nhân chi trả) dưới sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Với riêng ngành dệt may, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, tỷ lệ tiêm vắc xin của ngành dệt may Việt Nam hiện còn rất thấp.
Trong bối cảnh hiện tại, điều cấp bách là Chính phủ cần đánh giá tình hình thực trạng các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp dệt may ở các địa phương để có chính sách phân bổ vắc xin về các phương. Các địa phương cũng cần quan tâm tiêm cho người lao động trong các nhà máy, các khu công nghiệp.
Tin liên quan

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn
10:23 | 15/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
08:45 | 14/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
21:12 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025
10:27 | 15/05/2025 Nhịp sống thị trường

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng
14:36 | 14/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng
07:23 | 14/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
15:38 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc
13:50 | 12/05/2025 Thuế

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá xăng dầu đồng loạt giảm
08:37 | 09/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Quảng Ninh xử lý 56 vụ vi phạm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu xuất khẩu

Chương trình photo tour Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An 2025

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Intel và Meta thúc đẩy hợp tác về AI và bán dẫn

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

Thu gần 800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh

Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thực hiện thống nhất Logo của Hải quan Việt Nam

Hải quan Thủy An: Tăng cường công tác KTSTQ góp phần chống thất thu ngân sách

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị khơi thông nguồn nguyên liệu xuất khẩu

Phấn đấu đưa thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD trong năm 2025

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Quảng Ninh xử lý 56 vụ vi phạm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

"Không để Việt Nam thành nơi chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế"

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành
