Sân khấu tư nhân -bỏ thì thương vương thì tội...
Thật mừng, suốt một thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, hàng đêm công chúng đều có thể dò tìm kịch mục ở những tụ điểm như IDECAF, Kịch Sài Gòn, Kịch Phú Nhuận, Kịch Nụ Cười Mới… để chọn cho mình một vở diễn ưng ý. Thế nhưng, vài năm gần đây, sân khấu kịch có dấu hiệu chững lại, dù nhiều đơn vị mới vẫn được tư nhân bỏ tiền xây dựng như Sân khấu kịch TKC, Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, Sân khấu kịch Minh Nhí, Sân khấu kịch Quốc Thảo… Chính giới làm nghề và giới thưởng thức không tránh khỏi tình cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội” khi nói về bối cảnh “bên ngoài cười nụ, bên trong khóc thầm” của sân khấu tư nhân hiện nay.
Làm sao tiếp lửa cho sân khấu tư nhân? Đó là câu hỏi đặt ra thường xuyên và nóng bỏng, nhưng dường như vẫn chưa được những nhà quản lý văn hoá quan tâm. Sân khấu tư nhân tự bơi là một hành trình thử thách đang đẩy nhiều nghệ sĩ vào vòng xoáy lúng túng giữa nghệ thuật và thị trường. Sân khấu tư nhân không có điểm diễn, phải đi thuê rạp đang nhàn rỗi của đơn vị nghệ thuật được bao cấp, kết quả canh không ngọt cơm không lành, mà ví dụ rõ ràng nhất là vụ kiện tụng giữa nghệ sĩ Ngọc Trinh và Nhà hát kịch thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi ông bầu Phước Sang vỡ nợ, sân khấu tư nhân đã mất đi một gương mặt năng động. Thị trường kịch nghệ trở nên đơn giản hơn và cũng buồn tẻ hơn. Có những tụ điểm kịch nói chỉ vừa mới khai trương đã phải đóng cửa trong nỗi ngậm ngùi không dễ chia sẻ cùng ai. Đạo diễn Hạnh Thuý thẳng thắn nhận định: “Tôi thấy nhiều người mở sân khấu mà liều quá. Không có nhân lực, không có diễn viên trụ cột. Kịch bản cũng không có, phải lấy vở cũ ở chỗ khác về dựng lại. Với cách làm “hồn nhiên” như thế thì việc sân khấu hoạt động èo uột, chết yểu là chuyện được báo trước!”.
Thuốc đắng dã tật, phải chăng đã đến lúc phải nói thật về sân khấu tư nhân, nói thật về quá khứ đáng tự hào và hiện tại nhiều ngổn ngang? Chỉ cần có sự quan tâm nhất định, sẽ dễ dàng nhận ra những gười làm nghề đang loay hoay tìm cách tự cứu mình. Điều này vừa phụ thuộc vào bản lĩnh sân khấu lẫn trách nhiệm với nghề nghiệp, khán giả. Chỉ có một số ít sân khấu có bản sắc riêng, các sân khấu còn lại đều tương đối giống nhau khi cùng khai thác thể loại kinh dị, đồng tính, hài hước... Chính vì cách duy nhất để tự cứu sân khấu là làm sao để có khán giả, nên họ nhốn nháo trong cách chọn đề tài, thậm chí có sân khấu không biết khán giả của mình là ai.
Trong bối cảnh xã hội hóa gay gắt như bây giờ, sân khấu đang thiếu kịch bản trầm trọng. Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn, người rất thành công với thương hiệu Kịch IDECAF bày tỏ: “Khán giả của ngày hôm nay đã khác rất nhiều so với 5-10 năm về trước, trong khi các tác giả đang thiếu việc nghiên cứu kỹ thị trường.
Bây giờ chính sân khấu tư nhân cũng cảm thấy rơi vào giai đoạn khủng hoảng. Có thể tìm kiếm trợ lực ra sao? Đạo diễn Trần Minh Ngọc phân tích: “Trên thế giới, chả nước nào không đầu tư cho văn hoá, nhưng quan trọng là đầu tư như thế nào. Đầu tư kiểu chia nhỏ miếng bánh, mỗi người một góc lót dạ thì chẳng nên trò trống gì. Ít nơi nào có khán giả nồng nhiệt như thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khán giả chỉ bỏ tiền mua vé, chứ không thể bỏ tiền bù đắp cho giá cả mặt bằng làm tụ điểm sân khấu vẫn tăng chóng mặt. Nhiều rạp hát để trống, hoặc nhiều rạp chiếu bóng đã chuyển đổi công năng thành quán cà phê hoặc tiệm thời trang, thì khán giả đâu có quyền chỉ đạo để cho sân khấu tư nhân thuê! Từ năm 1986 đến 1996 là 10 năm vinh quang của xã hội hoá sân khấu, đỉnh cao phải kể đến vở kịch “Dạ cổ hoài lang” công diễn hàng ngàn buổi. Sau đó, cơ chế thị trường lại tác động tiêu cực làm thành một vòng lẩn quẩn, hết hài nhảm lại đến kinh dị. Sau trào lưu “Người vợ ma” suy thoái, thì sân khấu tư nhân mạnh ai nấy… nín thở chờ đợi thời cơ! Xã hội hoá sân khấu chỉ còn chú trọng tính giải trí. Tôi lưu ý, giải trí lành mạnh cũng là một khía cạnh của nghệ thuật, nhưng sân khấu không thể rời xa thời cuộc. Những người làm sân khấu đang né tránh những vấn đề gai góc như tham nhũng, nhất là các tác giả. Người viết kịch toàn cung cấp những câu chuyện đâu đâu. Chống tham nhũng trên sân khấu được không? Được chứ, nhưng phải có tính khái quát. Chứ nói cho hả hê thì không được, hình tượng sân khấu mới là điểm nhấn. Tôi thấy nhiều tác giả viết kịch chưa đủ tầm với tới đề tài gai góc. Và tôi cũng chờ một kịch bản chống tham nhũng để bản thân được dàn dựng một cách hào hứng!”
Thành tựu sân khấu tư nhân bằng túi tiền của mình đã góp cho đời sống văn hoá không ít tác phẩm đẳng cấp! Đạo diễn Thanh Hiệp cho biết: “Những vở kịch như “Bí mật vườn Lệ Chi” hoặc “Ngàn năm tình sử” xứng đáng ghi tên vào lịch sử sân khấu Việt Nam. Mới đây, Kịch IDECAF còn dàn dựng kịch múa “Tiên Nga” cực kỳ ấn tượng. Chưa kể, bầu show Hoa Hạ từng bỏ mấy tỷ đồng dựng vở cải lương “Kim Vân Kiều” rất hoành tráng! Dù ai đó nóng mặt thì tôi cũng xin thưa: lãnh đạo ngành văn hoá thành phố nhộn nhịp nhất phương Nam đã không có chiến lược phát triển sân khấu xã hội hoá. Khi sân khấu tư nhân hung thịnh thì không biết tạo điều kiện để có sức bật mạnh mẽ hơn. Còn bây giờ, thu nhập của sân khấu tư nhân đã kém đi, thì tụ điểm để diễn lại thành bài toán nan giải. Thật buồn, nếu ngày mai ngang qua rạp hát thấy treo biển “nơi đây ngày xưa có diễn kịch”. Tôi đặt câu hỏi: các trại sáng tác kịch bản sân khấu có còn hiệu quả không? Vì rất ít kịch bản mới được dàn dựng. Sân khấu chờ mãi vẫn chưa thấy Lưu Quang Vũ khác xuất hiện. Bây giờ, sân khấu tư nhân mua kịch bản về, phải đắp da, đắp thịt thì mới diễn được. Thật hiếm có nơi nào như sân khấu nước ta, diễn viên phải bồi thêm cho kịch bản thì mới có thể thuyết phục được công chúng! Tuổi thọ vở diễn càng cao, thì nhuận bút của tác giả càng nhiều chứ. Ví dụ, tác giả Vương Huyền Cơ từng nhận mỗi năm khoảng 200 triệu đồng cho kịch bản “Khi đàn ông có bầu” dàn dựng ở sân khấu Kịch Sài Gòn”.
Là người đang trực tiếp làm bầu show cho Sân khấu kịch TKC, diễn viên Trịnh Kim Chi thổ lộ: “Tôi không ngại sân khấu bị chi phối bởi truyền hình, vì các loại game show sẽ nhanh chóng thoái trào. Cái tôi băn khoăn nhất là dường như những người làm sân khấu tư nhân như chúng tôi đang bị cộng đồng bỏ rơi. Vì sao game show có tài trợ mà sân khấu lại không có? Tôi tự hỏi nhiều lần như vậy và cũng tìm gặp nhiều doanh nghiệp để đặt vấn đề, nhưng họ không mặn mà gì. Trong khi đó, chúng tôi làm vở kịch truyền thống cách mạng như “Rặng trâm bầu” được giải thưởng ở Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc đấy chứ. Tôi gửi công văn cho ngành Văn hoá và ngành Giáo dục xin tài trợ mấy suất diễn để tôi mang “Rặng trâm bầu” đến với học sinh và công nhân vùng sâu, vùng xa nhưng chỉ nhận lại… câu trả lời “để xem xét”! Tôi duy trì sân khấu tư nhân vì muốn đóng góp cho sân khấu, chứ thật sự tháng nào cũng phải bù lỗ. Nếu Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tài trợ cho sân khấu thì tốt quá. Tôi tin, nếu số tiền tài trợ cho sân khấu được khấu trừ vào thuế, thì nhiều nhà hảo tâm sẽ không ngại đồng hành sân khấu hôm nay và ngày mai!”
Tin liên quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics