Rao bán “con cưng”, các ngân hàng toan tính gì?
Hai nhóm cổ phiếu sinh lời nhiều nhất trong tháng 4 | |
Tín dụng tăng, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh | |
Quay đầu giảm, giá vàng còn cơ hội tăng? |
Nhiều ngân hàng lên kế hoạch bán cổ phần công ty tài chính. |
Thương vụ tỷ đô
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam hiện có 16 công ty tài chính được cấp phép và đang hoạt động. Trong đó, 6 công ty tài chính là thành viên của ngân hàng thương mại, bao gồm: Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) của VPBank; Công ty Tài chính TNHH HD Saison của HDBank; Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB Finance); Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) của MB; Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTF) của SeABank; Công ty Tài chính TNHH MTV Cộng đồng (FCCOM) của MSB.
Mới đây nhất, thương vụ VPBank bán 49% vốn điều lệ Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG, Tập đoàn SMBC) đã gây xôn xao giới tài chính bởi số tiền thu về lên tới 1,37 tỷ USD. Đây được xem là thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
Thực tế, trong vài năm trở lại đây, nhiều ngân hàng cũng đã thông báo kế hoạch và dự định bán bớt cổ phần tại các công ty con.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của MSB mới đây, trả lời về kế hoạch bán vốn tại FCCOM, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho hay, năm 2020 đã ký kết bán 50% cổ phần cho Hyundai Card. Nhưng đến cuối năm 2020, đối tác này đã thay đổi chiến lược kinh doanh nên đã rút khỏi thương vụ và đền bù một khoản tiền cho MSB. Hiện MSB đang làm việc với một đối tác nước ngoài khác, cũng đã gần như kết thúc quá trình đàm phán, định giá.
Tương tự, cũng từ năm 2020, SHB đã đưa ra thông tin về kế hoạch bán vốn tại SHB Finance. Lãnh đạo ngân hàng này cho biết, SHB đã lựa chọn được một số đối tác lớn và đang đàm phán để thoái vốn tại SHB Finance, dự kiến hoàn thành trong năm 2021.
Trước đó, HDBank và MB cũng đã bán 49% vốn cho đối tác Nhật Bản (Credit Saison và Shinsei Bank). Trong khi đó, Techcombank chuyển nhượng 100% vốn của công ty tài chính Techcom Finance cho Công ty Lotte Card (Hàn Quốc).
Giá trị thu về lớn hơn phần lợi nhuận đóng góp
Có thể thấy, tiềm năng của tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đã giúp các ngân hàng luôn “đắt khách” trong các thương vụ mua bán công ty tài chính thuộc sở hữu. Đặc biệt, các đối tác nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc luôn dành nhiều sự quan tâm hơn cả và minh chứng là đã có nhiều thỏa thuận được ký kết trong thời gian qua.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những năm gần đây khả năng sinh lời của các công ty tài chính tiêu dùng khá tốt. Năm 2019 là 15-25%, năm 2020, dù ảnh hưởng dịch bệnh, lợi nhuận của các công ty tài chính tiêu dùng sụt giảm, song vẫn ở mức khá cao.
Chẳng hạn, với VPBank, trong giai đoạn 2016-2019, FE Credit thường đóng góp 45-50% trong tổng lợi nhuận hợp nhất của VPBank. Tính đến 31/12/2020, tổng dư nợ tín dụng của FE Credit là 66.000 tỷ đồng. Nhưng trong năm 2020, lãi trước thuế của FE Credit đạt hơn 3.700 tỷ đồng, giảm 17% so với năm trước. Tuy nhiên, công ty tài chính này vẫn đóng góp khoảng 28% vào lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank. Vì thế, FE Credit được định giá 2,8 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, việc bán cổ phần tại FE Credit không phải là VPBank bỏ đi “con gà đẻ trứng vàng” mà sẽ đem lại giá trị lớn hơn thông qua nguồn vốn, giá trị hợp tác để mở rộng kinh doanh, tìm cơ hội phát triển trong những lĩnh vực mới. Nhưng khả năng năm 2021 hoặc 1-2 năm đầu sau khi bán, lợi nhuận thu từ FE Credit có thể giảm một chút hoặc không tăng, nhưng FE Credit sẽ tiếp tục là mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng.
Tương tự, với MSB, lãnh đạo ngân hàng này cũng kỳ vọng việc thoái vốn khỏi FCCOM sẽ mang lại khoản lợi nhuận tương đối lớn cho ngân hàng. Còn SHB kỳ vọng việc chọn đối tác trên tinh thần mang lại lợi ích cho SHB, cổ đông. Trong đó, ưu tiên giá tốt nhưng vẫn phải lựa chọn nhà đầu tư có cùng chiến lược, đồng hành, hỗ trợ và bán chéo sản phẩm cho nhau để thúc đẩy phát triển trong ngắn hạn và chiến lược dài hạn.
Nói thêm về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, dù dư địa sinh lời lớn nhưng các ngân hàng vẫn thoái bớt vốn, việc này là nhằm tăng sức mạnh về tài chính và mở rộng quy mô. Hơn nữa, các ngân hàng thường chỉ bán 49% cổ phần, nghĩa là vẫn nắm phần lớn quyền điều hành và kiểm soát hoạt động của công ty tài chính.
Tin liên quan
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK