Rà soát chính sách, nỗ lực tăng trưởng kinh tế bù đắp cho quý 1
Nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô | |
GDP quý 1/2023 tăng 3,32% | |
WB cảnh báo về triển vọng kinh tế toàn cầu đến năm 2030 |
Cần giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023 diễn ra vào ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở két quả quý 1, dự báo tình hình quý 2 và cả năm 2023, Bộ KHĐT dự báo 2 kịch bản tăng trưởng.
Kịch bản 1: Tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6% (thấp hơn 0,5 điểm % so với mục tiêu Quốc hội quyết nghị), tăng trưởng các quý 2, 3 và 4 theo kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (lần lượt là 6,7%, 6,5% và 7,1%). Trường hợp tăng trưởng năm 2023 chỉ đạt 6% sẽ gây áp lực rất lớn lên mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021-2025 (6,5-7%), đòi hỏi năm 2024-2025 phải đạt tăng trưởng bình quân gần 8%/năm để đạt mục tiêu 05 năm là 6,5%.
Kịch bản 2: Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm là 6,5%, tăng trưởng kinh tế quý 2 là 6,7% (bằng kịch bản Nghị quyết 01/NQ-CP), quý 3 và quý 4 tăng trưởng lần lượt là 7,5% và 7,9% (cao hơn lần lượt 1 điểm % và 0,8 điểm % so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP). Theo Bộ trưởng, đây là kịch bản rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ mới như giảm thuế, phí… và tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Bộ KHĐT kiến nghị lựa chọn kịch bản 2, phấn đấu tăng trưởng cả năm là 6,5%, tạo đà cho các năm tiếp theo để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 05 năm 2021-2025 từ 6,5-7%.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều tối cùng ngày, trả lời câu hỏi về giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trong các tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương cho rằng, tăng trưởng GDP trong năm sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội. Trong đó, bối cảnh quốc tế có rất nhiều thách thức như lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ của một số quốc gia lớn, nhu cầu thị trường thế giới giảm, tác động của cuộc chiến Ukraine – Nga…
Là quốc gia có độ mở lớn lên tới 200%, nên đại diện lãnh đạo Bộ KHĐT nhận định, tác động đến kinh tế Việt Nam là rất lớn, kết quả tăng trưởng quý 1/2023 như vừa qua vẫn là ở khá so với bình quân chung trên thế giới và khu vực trong khi các quốc gia khác khá thấp.
Về giải pháp trong những tháng còn lại, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, để đạt được mục tiêu GDP mà Quốc hội giao là 6,5% thì phải cố gắng nỗ lực rất lớn, các quý còn lại phải bù đắp quý 1 tăng thấp. Theo đó, điều kiện tiên quyết là phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, đây là yếu tố nền tảng để khắc phục.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ KHĐT cho rằng cần triển khai 2 chính sách trọng tâm là chính sách tiền tệ và tài khóa, phải vừa đảm bảo nhạy bén, vừa đảm bảo nguồn lực cho nền kinh tế phát triển. Đồng thời, các bộ, ngành cần rà soát các chính sách còn lại của nền kinh tế, lấy khu vực thuận lợi bù đắp cho khó khăn của các khu vực khác. Ví dụ như dịch vụ, nông nghiệp tăng trưởng tốt thì có thể lấy làm bệ đỡ cho khu vực chế tạo, công nghiệp xây dựng…
Ở khía cạnh tiêu dùng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá động lực xuất khẩu đang giảm về quy mô, nhưng cân đối được thặng dư xuất khẩu, hiện nước ta vẫn xuất siêu hơn 4 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài và tư nhân có giảm nhưng vẫn tăng trưởng dương. Vì thế, vấn đề giải ngân đầu tư công cũng như phát triển thị trường trong nước cũng rất quan trọng và cần áp dụng để phát triển.
Ngoài ra, Bộ KHĐT cũng đang tham mưu về việc tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế ngay từ cấp cơ sở. Các tỉnh, thành cũng nên thành lập các tổ công tác đặc biệt để giải quyết ngay những vướng mắc tại địa phương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đạt được các mục tiêu trong các tháng, quý còn lại.
Về vấn đề này, tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nghiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh phải là chủ tịch của tổ công tác địa phương, tháo gỡ khó khăn pháp lý cho doanh nghiệp, bởi tháo gỡ khó khăn pháp lý là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Động lực từ xuất khẩu, đầu tư, công nghệ số... cho tăng trưởng kinh tế 2025
08:25 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tiếp cận tài chính
08:12 | 16/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics