"Miếng bánh" lớn ngành dược đang hấp dẫn các nhà đầu tư
![]() |
Dược phẩm được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là một thị trường hết sức tiềm năng, thu hút nhiều DN tham gia. Ảnh: ST.
Thời cơ, thách thức đan xen
Dược phẩm được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là một thị trường hết sức tiềm năng, thu hút nhiều DN tham gia. Nhiều nhà đầu tư ngoại đang gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam thông qua mua lại cổ phần của các công ty dược phẩm hàng đầu trong nước. Một số thương vụ đình đám đã hoàn tất gần đây như Tập đoàn dược phẩm lớn thứ hai Ba Lan là Adamed Group bỏ ra 50 triệu USD để thâu tóm 70% cổ phần của DN dược Đạt Vi Phú (Davipharm). Hay Tập đoàn Abbott, Mỹ nắm quyền chi phối với tỉ lệ sở hữu 51,69% cổ phần tại Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế Domesco. Một thương vụ khác là Taisho, tập đoàn dược phẩm đứng trong top 4 Nhật Bản, đã trở thành cổ đông lớn của Dược Hậu Giang với tỉ lệ sở hữu 24,4%. Ở trong nước, sự tham gia của Tập đoàn Vingroup cũng cho thấy sức hấp dẫn của ngành này hiện đang rất lớn.
Theo các chuyên gia ngành dược, xu hướng vốn ngoại chảy mạnh vào ngành dược được nhìn nhận là cơ hội để DN dược Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Song việc gia tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn khiến cho cục diện cạnh tranh trên thị trường sẽ càng khốc liệt. Dễ thấy trong cuộc chiến này, các nhà đầu tư ngoại, tập đoàn lớn đang chiếm ưu thế nhờ tiềm lực tài chính mạnh mẽ, năng lực nghiên cứu và phát triển, bề dày kinh nghiệm so với đại đa số các DN nội có quy mô chỉ vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, khi mua nhà máy hay công ty dược trong nước, các DN ngoại không đặt mục đích sở hữu cơ sở vật chất mà muốn hướng mục tiêu đến thị trường công ty họ mua đang nắm giữ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lựa chọn ngành dược là thử thách kinh doanh tiếp theo của Tập đoàn Vingroup, bà Phan Thu Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vinfa cho rằng, việc đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm được coi là một bước đi mới, phục vụ chiến lược mở rộng lĩnh vực y tế của Tập đoàn Vingroup nhằm hiện thực hóa sứ mệnh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt. “Thông qua Vinfa, chúng tôi mong muốn nghiên cứu, sản xuất, xuất nhập khẩu những sản phẩm chất lượng tốt nhất, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý và các bài thuốc cổ truyền của dân tộc. Mục tiêu của Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa là sản xuất và kinh doanh các bài thuốc Đông y và các loại thuốc Tây y chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu”, bà Hương cho biết.
Trước xu thế tấn công ào ạt của các tập đoàn ngoài ngành, tập đoàn nước ngoài vào ngành Dược, quan điểm của bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần dược phẩm Takichi Việt Nam cho hay, nếu nói không tạo sức ép cho DN khác là không đúng, tuy nhiên áp lực song cũng là động lực cho DN mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. “Thị trường dược phẩm như miếng bánh lớn, không DN nào có thể bao trọn nên cơ hội luôn thuộc về những DN có tầm nhìn, chiến lược, đầu tư bài bản và kinh doanh có tâm, đặt lợi ích người tiêu dùng lên trên hết”, bà Nga nói.
Mỗi DN cần có chiến lược riêng
Để tồn tại, trụ vững và phát triển trong bối cảnh sức ép cạnh tranh lớn như hiện nay, ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dược mỹ phẩm CVI, DN còn khá non trẻ trong ngành, cho rằng, khi thị trường dược phẩm có sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn có nguồn vốn dồi dào, đầu tư bài bản, việc đấu thầu thuốc sẽ công khai, các hãng dược trên thế giới tham gia bình đẳng với các DN trong nước nên sẽ có cạnh tranh khốc liệt và phần hạn chế có thể sẽ rơi vào DN nội khi công nghiệp dược của chúng ta còn yếu, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu NK và chưa đầu tư các nhà máy hóa dược và các vùng nguyên liệu tập trung.
Theo ông Phan Văn Hiệu, khi các DN nước ngoài, tập đoàn lớn đầu tư vào ngành dược, sân chơi của ngành không chỉ dành cho nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất của Tổ chức Y tế thế giới mà các DN Việt có quy mô vừa và nhỏ cũng cần đầu tư vốn để xây dựng nhà máy đạt chuẩn của châu Âu và tiêu chuẩn thực hành sản xuất nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ mới đủ sức cạnh tranh với các DN khác trên thế giới.
Nhìn ở một góc độ khác, bà Lisa Huyền, Giám đốc Công ty Vina Semex, sân chơi ngành dược càng mở rộng, các DN càng có sức để thể hiện năng lực kinh doanh, cam kết chất lượng sản phẩm bởi hiện nay vấn đề lớn nhất của DN dược Việt Nam chính là việc kiểm soát chất lượng, bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất an toàn, ổn định đang tồn tại nhiều hạn chế. “Các DN dược Việt phải khắc phục điều này đồng thời đảm bảo các khâu tiếp theo như chế biến và phân phối được thực hiện bài bản”, bà Lisa Huyền nói.
Là một DN chuyên NK sản phẩm từ nước ngoài, bà Lý Thị Kim Dung, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần XNK Hưng Thắng cho rằng, một điểm yếu khác của hầu hết các DN dược trong nước là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, gây khó khăn cho công tác quản lý một khi tỉ giá biến động. Vì vậy, bên cạnh chú trọng đầu tư nhà máy sản xuất, việc xây dựng chuỗi nguyên liệu riêng, cải thiện chuỗi giá trị gia tăng sẽ là hướng đi cần thiết để các DN nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ lớn bên ngoài. “Ngoài ra mỗi DN cần có chiến lược phát triển riêng, phù hợp với thực lực, điều kiện của DN mình, không tham lam, quá sức để đạt hiệu quả cao, nếu cố làm những việc mà bản thân DN không đủ thực lực cũng giống việc mặc một tấm áo quá rộng khi cơ thể quá gầy sẽ không phù hợp”, bà Dung nói.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Thị trường dược phẩm Việt sẽ là "điểm nóng" Với dân số hơn 90 triệu người, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao do tuổi thọ tăng, mức sống cải thiện, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế được cải tiến, cơ chế chính sách thông thoáng hơn, thị trường dược phẩm Việt Nam hứa hẹn sẽ là “điểm nóng” trong khu vực những năm tới. Tuy nhiên, để vào sân chơi mới, không chỉ các công ty dược trong nước phải thay đổi mà cả ngành công nghiệp dược Việt Nam cần chủ động chuyển mình, tập trung đầu tư vào công nghệ, nhân lực, phát triển vùng dược liệu lợi thế. Thực tế cho thấy hiện các công ty dược trong nước hiện vẫn mới chỉ tập trung sản xuất các loại thuốc gốc (generic) có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh kém dẫn đến tình trạng vừa cạnh tranh nội bộ ngành, vừa phải cạnh tranh với các thuốc generic nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Phó Giám đốc Traphaco SaPa, Lê Quân: Phải chủ động nguồn nguyên liệu đạt chuẩn Yếu tố quan trọng mà các DN dược cạnh tranh nhau để vươn lên đó là việc nghiên cứu các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu điều trị cho người dân. Rõ ràng, khi thị trường dược phẩm Việt Nam ngày càng có sự phân hóa sâu sắc, việc đẩy mạnh nghiên cứu, cho ra đời những loại thuốc có chất lượng, giá thành cạnh tranh với thuốc ngoại, mang giá trị của Việt Nam đang được các công ty dược lưu tâm hàng đầu. Để làm được điều này, các DN cần chủ động được nguồn nguyên liệu đạt chuẩn. Song việc này không hề dễ dàng, đòi hỏi DN phải nỗ lực bởi việc đầu tư cho vùng trồng dược liệu trong nước chắc chắn phải chịu lỗ trong thời gian đầu. Chưa kể, tại nhiều vùng trồng dược liệu, người trồng đều là dân tộc thiểu số, DN phải mất nhiều công sức để hướng dẫn họ thay đổi tập quán trồng trọt, chăm sóc cây dược liệu. |
Tin liên quan

Tháng 4 chỉ số giá vàng tăng 10,54%
11:44 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 4 giá USD trong nước biến động ngược chiều với giá thế giới
11:43 | 06/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài
11:34 | 06/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá biệt thự, liền kề trên thị trường sơ cấp giảm theo quý nhưng tăng mạnh theo năm
20:01 | 05/05/2025 Nhịp sống thị trường

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga thuận lợi
14:36 | 05/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Đơn đặt hàng mới giảm mạnh trước thông tin thuế quan của Mỹ
14:34 | 05/05/2025 Xu hướng

Thu hồi 10 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
14:30 | 05/05/2025 Xu hướng

Thị trường khách sạn hoạt động tốt nhờ nguồn cầu mạnh mẽ từ du khách nước ngoài
17:29 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường

WB: Giá vàng có khả năng lập kỷ lục mới
16:24 | 03/05/2025 Nhịp sống thị trường

Sức ép tỷ giá đè nặng trên vai doanh nghiệp xuất khẩu
16:18 | 03/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Thị trường nước ngoài lần đầu tiên đóng góp trên 20% doanh thu của Vinamilk
16:11 | 03/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu quốc gia để xuất khẩu tôm sang EU
13:46 | 02/05/2025 Nhịp sống thị trường

Hơn 150.000 sản phẩm Vinamilk tiếp sức các lực lượng, người dân tham gia Đại lễ 30/4
17:41 | 01/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Tăng tính minh bạch trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng

Hải quan Hòn La hỗ trợ đánh giá năng lực doanh nghiệp

Hải Phòng: Khai thác tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Hơn 3,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng eTax Mobile
09:41 | 01/05/2025 Thuế

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?

Tăng tính minh bạch trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Khách nhập cảnh tăng cao, Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất thông quan nhanh chóng

Hải quan Hòn La hỗ trợ đánh giá năng lực doanh nghiệp

Gần 40.000 lượt khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái trong 2 ngày lễ

Sau sắp xếp, số thu và khối lượng công việc của nhiều Chi cục Thuế tăng cao

Hải Phòng: Khai thác tuyến vận tải biển nhanh nhất từ Việt Nam đến Mỹ

Brazil dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam

Doanh nghiệp lưu ý gì khi XNK hàng hóa qua cảng Cát Lái

Lấy ý kiến việc sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Giá rẻ, thuế 0%: Indonesia đang dẫn dắt thị phần than vào Việt Nam

Lạng Sơn: Hơn 6.500 phương tiện chở hàng XNK qua các cửa khẩu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chặn thực phẩm đông lạnh xuất nhập lậu qua khu vực cửa khẩu Chi Ma

Liên tiếp phát hiện thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Công khai 78 trường hợp nợ thuế trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Hải quan phối hợp bắt 50 bánh ma túy ở Điện Biên

Công khai 139 trường hợp nợ thuế trên địa bàn Nam Định, Hưng Yên

Lạng Sơn: Liên tiếp bắt giữ 2 vụ vận chuyển pháo nổ trái phép

Miễn tiền thuê đất phụ thuộc vào từng loại giấy phép đầu tư

Lưu ý thủ tục hải quan đối với C/O mẫu D

Xuất hóa đơn giá trị gia tăng với dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị- Chi Lăng

Thủ tục, chính sách đối với hàng thay đổi mục đích sử dụng

Công ty có hoạt động xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế GTGT 0%
