Quản lý nợ thuế - bổ sung quy định gì cho hiệu quả?
Theo phản ánh của Hải quan các tỉnh, thành phố, hiện công tác quản lý nợ thuế đã được các đơn vị thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Việc phân loại nợ và theo dõi đôn đốc thu hồi nợ thuế được thực hiện theo Quy trình quản lý nợ thuế, nợ tiền chậm nộp, nợ phạt đối với hàng hóa XK, NK. Đối với các khoản nợ khó thu, các chi cục hải quan đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhằm thu đúng, thu đủ các khoản nợ thuế phát sinh. Đồng thời, tích cực đưa ra các giải pháp thu đòi nợ đọng; tổ chức, theo dõi, quản lý các đối tượng nợ tiền thuế, tiền phạt; thường xuyên phân loại đối tượng nợ, các khoản nợ để đôn đốc, thu nợ trước thời điểm áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Tuy nhiên, công tác quản lý nợ, thu hồi nợ đọng các đơn vị hải quan địa phương cũng gặp không ít khó khăn do công tác phối hợp với các cơ quan chức năng và do những quy định liên quan chưa bao trùm hết được những tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Theo Cục Hải quan Hà Tĩnh, việc triển khai các biện pháp thu hồi nợ thuế không đạt kết quả cao, do việc phối hợp với các cơ quan chức năng để truy tìm chủ DN chưa đồng bộ, biện pháp và chế tài xử lý chưa đủ mạnh.
Tăng trách nhiệm của các cơ quan phối hợp
Liên quan đến vấn đề này, một số cục hải quan tỉnh, thành phố kiến nghị, tại Điều 44 Nghị định 83/2013/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan Nhà nước, trong đó có việc cung cấp các thông tin, tài liệu của các bên liên quan cho cơ quan quản lý thuế và ngược lại. Tuy nhiên, việc cung cấp chỉ thực hiện khi cơ quan quản lý thuế có yêu cầu, vì vậy có rất nhiều thông tin cần thiết nhưng cơ quan quản lý thuế không biết được đầu mối để yêu cầu cung cấp thông tin. Ví dụ như thông tin về tài khoản ngân hàng của DN. DN thường mở rất nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc các địa phương khác nhau, cơ quan quản lý thuế không biết DN mở tài khoản tại ngân hàng nào để yêu cầu cung cấp. Vì vậy, cần có văn bản quy định cụ thể trách nhiệm của ngân hàng phải thông báo tài khoản của DN cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Cục Hải quan, Cục Thuế) quản lý khi đăng ký tài khoản.
Cũng liên quan đến quy định này, Cục Hải quan Quảng Ninh kiến nghị, cần có hướng dẫn rõ trong trường hợp cơ quan Hải quan không nắm được thông tin về tài sản của DN, cũng như tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, do đó cần có hướng dẫn cụ thể để cơ quan Hải quan thực hiện xác minh như thế nào.
Một trong những nội dung được Hải quan các tỉnh, thành phố kiến nghị nhiều nhất là quy định về xóa nợ thuế. Cục Hải quan Lạng Sơn kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan cần có những biện pháp cưỡng chế hiệu quả hơn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Đồng thời cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động của các DN để ngăn chặn hiện tượng trốn tránh thực hiện trách nhiệm nộp thuế truy thu, tiền phạt xử phạt vi phạm hành chính trong công tác kiểm tra sau thông quan.
Đặc biệt, cần xem xét lại quy định về các trường hợp được xóa nợ thuế, trong đó yêu cầu cơ quan quản lý thuế phải áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế. Đối với quy định này, cơ quan Hải quan không thể thực hiện được do vướng mắc về quyền sở hữu được quy định tại Hiến pháp và trình tự thủ tục thực hiện đối với các trường hợp này hết sức phức tạp.
Mở rộng đối tượng xóa nợ thuế
Hải quan Lạng Sơn cũng đề nghị mở rộng đối tượng được xóa nợ thuế đối với các khoản nợ thuế trên 10 năm mà cơ quan Hải quan đã thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nhưng không thu hồi được.
Có cùng ý kiến trên, đại diện Cục Hải quan Đồng Nai và Khánh Hòa cho rằng, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cần có những kiến nghị để sửa đổi về trường hợp DN phát sinh các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chưa đủ 10 năm mà cơ quan Hải quan đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế vẫn không thu được tiền, trong khi đó, chủ DN đã bỏ trốn, mất tích, không có đối tượng để thu hồi nợ thuế, DN đã bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề… đề xuất lập hồ sơ xóa nợ (không cần đủ 10 năm).
Còn theo Cục Hải quan Bình Dương và Hà Nội, mặc dù Luật Quản lý thuế đã quy định một số trường hợp được xóa nợ tiền thuế nhưng cũng chưa bao gồm hết những trường hợp phát sinh trong thực tế. Có những trường hợp DN nợ thuế đã quá 10 năm nhưng cơ quan Hải quan không thể áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế theo Luật quy định vì các DN này đã được các cơ quan có thẩm quyền (như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp, UBND tỉnh…) ra quyết định chấm dứt hoạt động hoặc giải thể trước thời điểm Luật có hiệu lực (1-7-2006), dẫn đến cơ quan Hải quan không thể đề nghị xóa nợ với các trường hợp này. Hoặc có những trường hợp nhiều chủ DN nước ngoài bỏ trốn về nước khi chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế.
Từ thực tế trên, hai đơn vị này cùng kiến nghị, cần xây dựng cơ chế xóa nợ thuế phù hợp, đơn giản hóa quy trình xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền xử phạt đối với DN mất tích, phá sản, bỏ trốn để vừa tránh thất thu ngân sách, vừa giảm áp lực, thời gian và công sức cho cơ quan quản lý thuế.
Có thể thấy, cơ chế xóa nợ thuế là nội dung mà tất cả Hải quan tỉnh, thành phố đều nêu ra và đề xuất kiến nghị. Đa số ý kiến của Hải quan các tỉnh, thành phố đều cho rằng, cần bổ sung quy định cụ thể việc xóa nợ thuế đối với những khoản nợ khó đòi và mở rộng đối tượng được xóa nợ thuế trên 10 năm mà các cơ quan quản lý thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nhưng không có hiệu quả.
Cần nâng cấp hệ thống thông tin về người nộp thuế Theo đánh giá của Hải quan một số tỉnh, thành phố, từ khi Luật Quản lý thuế ra đời, thông tin của người nộp thuế đã được cập nhật đầy đủ, kịp thời và liên tục trên các hệ thống thông tin của ngành Hải quan (Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan, Hệ thống kế toán tập trung, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, Hệ thống thông tin quản lý rủi ro), cơ bản đã phục vụ hiệu quả cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ hải quan, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động XNK, XNC. Tuy nhiên việc kết nối thông tin chung của ngành Tài chính lại chưa được tốt, mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 574/QĐ-BTC về quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế. Việc trao đổi, cung cấp thông tin còn nhiều bất cập, phải thực hiện qua nhiều cấp, nhiều đơn vị. Hiện chưa có một hệ thống tích hợp chung thông tin của người nộp thuế dẫn đến việc đánh giá tuân thủ của người nộp thuế không đồng nhất (có thể DN được đánh giá là tuân thủ pháp luật thuế, nhưng lại là DN không tuân thủ pháp luật hải quan và ngược lại). Cổng thông tin để khai thác thông tin của người nộp thuế không tra cứu được thông tin vi phạm pháp luật về thuế. Bên cạnh đó, số lượng thông tin trên cổng này còn hạn chế, chất lượng chưa cao, việc trao đổi thông tin chủ yếu xảy ra khi phát sinh những vụ việc cụ thể. Kiến nghị về nội dung này, tại cuộc họp giao ban của Lãnh đạo Tổng cục Hải quan có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai tổ chức đầu tháng 3/2017, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Dương Thái đã nêu lên vướng mắc của công tác này với việc quản lý nợ của ngành Hải quan. Tiếp thu ý kiến này, Thứ trưởng Vũ Thị Mai đã yêu cầu Tổng cục Thuế đẩy nhanh tiến độ kết nối thông tin của DN với Tổng cục Hải quan, chậm nhất trong tháng 6/2017 phải thực hiện kết nối thông tin xong. |
Tin liên quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK