Phối hợp kiểm soát buôn bán trái phép động thực vật hoang dã
Hai vụ việc được phát hiện trong thời gian gần đây đã chứng tỏ tầm quan trọng và hiệu quả của nghiệp vụ này trong khuôn khổ hợp tác giữa các cơ quan Hải quan.
Trường hợp thứ nhất, trong khi xác định trọng điểm rủi ro của một chuyến hàng vào tháng 8-2011, Đội Chống ma túy thuộc Hải quan sân bay Zavatem (Bỉ) nhận thấy có nghi vấn của một chuyến hàng gồm 100 mảnh da tê tê châu Phi (loài manis tricuspis) có nguồn gốc từ Conakry và được quá cảnh qua Viên (Áo) để tới Bangkok (Thái Lan).
Những nghi vấn dựa trên cảnh báo của Ban Thư ký CITES về hành vi giả mạo giấy phép CITES được cấp bởi Guinea và khuyến nghị các quốc gia kiểm tra chặt chẽ các chứng từ xuất trình để xác minh tính chân thực của tài liệu. Ngay lập tức, Hải quan Bỉ đã thông báo cho các đồng nghiệp Australia và Thái Lan.
Cùng với sự hỗ trợ của Ban Thư ký WCO, Hải quan của 3 quốc gia đã thống nhất tổ chức theo dõi việc vận chuyển số hàng hóa trên. Sau khi hoàn thành thủ tục hợp lệ, số hàng này được thông quan và chuyển đến sân bay Viên (Áo) ngày 31-8 và được Hải quan Áo thông quan tới điểm đến cuối cùng là Bangkok. Các điều tra viên của Hải quan Thái Lan đã giữ chuyến hàng này tại sân bay quốc tế Bangkok ngày 2-9. Hiện nay, việc điều tra đang được các điều tra viên Hải quan Thái Lan tiến hành với sự phối hợp của Ban thư ký CITES và Văn phòng CITES Thái Lan.
Trong trường hợp thứ hai, khi kiểm tra hành lý của một hành khách đi từ Kinshasa đến Bắc Kinh ngày 8-9, đội chống ma túy của Hải quan Bỉ đã phát hiện 10 miếng ngà voi đã được chế tác giấu trong hành lý. Thông tin chi tiết được cung cấp cho Hải quan Trung Quốc theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa 2 bên về trao đổi thông tin và hỗ trợ điều tra. 2 cơ quan Hải quan đã tổ chức giám sát chặt chẽ việc giao hàng. Số hàng hóa đó đã được đưa lên máy bay để đến Bắc Kinh. Tại đây, ngày 9-9, Hải quan Trung Quốc đã bắt giữ 900 gram ngà voi và hành khách liên quan.
Thành công của hai vụ việc trên không chỉ thể hiện tầm quan trọng ở kết quả thu được mà chính là những lợi ích từ việc chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp điều tra hiệu quả giữa các cơ quan Hải quan ở cấp độ quốc tế. Điều này thể hiện sự thành công của việc thực thi các Công ước về trao đổi thông tin và hỗ trợ kiểm soát hải quan của WCO. Qua đó, các cơ quan Hải quan không chỉ trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm mà còn góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng Hải quan trong bảo vệ cộng đồng. Kỹ thuật kiểm soát giao hàng cũng được sử dụng hiệu quả trong đấu tranh chống buôn bán các loài động thực vật hoang dã.
Các đường dây vận chuyển bất hợp pháp các loại động thực vật hoang dã đang gia tăng bất chấp những nỗ lực của các cơ quan chức năng. Theo số liệu thống kê, số lượng các vụ vận chuyển ngà voi trên tuyến châu Phi- châu Á đã đạt mức chưa từng có. Năm 2010, các cơ quan Hải quan đã bắt giữ 15 tấn ngà voi trong 9 vụ việc. Tuy nhiên, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2011, đã có 17 tấn ngà voi được bắt giữ. Phương pháp và thủ đoạn vận chuyển, cất giấu cho thấy các vụ việc này đều do các tổ chức tội phạm có tổ chức thực hiện.
Những thách thức mới nảy sinh đòi hỏi phải có sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng quốc tế. WCO đã tiến hành một dự án thành lập một mạng lưới kiểm soát việc giao nhận hàng hóa thuộc các loài động thực vật hoang dã theo diện bảo tồn của Tổ chức chống tội phạm về các loài hoang dã quốc tế (ICCWC)- một quan hệ đối tác giữa WCO, INTERPOL, UNODC và WB. Dự án này sẽ bao gồm các hoạt động như hội thảo, phối hợp kiểm soát giao nhận hàng hóa với sự tham gia của hơn 20 quốc gia, chủ yếu là thuộc các khu vực nóng về buôn bán, vận chuyển loại hàng hóa này./.
Bùi Ngọc Lợi
Tin liên quan
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics