Nông sản Việt “thông đường” sang Trung Quốc
![]() |
Việt Nam đề nghị Trung Quốc phối hợp duy trì ổn định thương mại nông sản, thủy sản đôi bên. Ảnh: N. Thanh |
Sớm mở cửa cho yến sào, sầu riêng
Tại buổi tiếp xã giao giữa Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và ông Hùng Ba, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ngày 26/5/2021, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Mong Đại sứ Hùng Ba trao đổi với Hải quan Trung Quốc sớm mở cửa XK chính ngạch cho một số nông sản mà Việt Nam đã gửi hồ sơ như yến sào (tổ yến), sầu riêng, tăng cường giám sát giữa hai bên bằng hình thức trực tuyến”.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong ASEAN; đã vượt qua Đức để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên toàn cầu. Trung Quốc 17 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (là thị trường XK đứng thứ 2 và đứng đầu về NK của Việt Nam). Trong điều kiện dịch Covid-19, tổng kim ngạch XNK nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt hơn 5,57 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, XK đạt hơn 4,02 tỷ USD, tăng 36,5%; NK đạt 1,55 tỷ USD, tăng 9,7%. |
Đại sứ Hùng Ba cho biết, hiện Trung Quốc đã mở cửa cho 10 loại rau quả của Việt Nam, đây là số lượng tương đối lớn. Thời gian tới, Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy trao đổi hợp tác giữa hai bên, có thể theo hình thức trực tuyến; thúc đẩy các địa phương như Quảng Tây, Vân Nam tháo gỡ khó khăn trong XK nông sản của Việt Nam.
“Trung Quốc nhập tới 170 tỷ USD nông sản mỗi năm nên dư địa thị trường còn rất lớn. Với đề nghị của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, tôi sẽ báo cáo với Hải quan Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục mở cửa cho nông sản, đặc biệt là trái cây của Việt Nam", Đại sứ Hùng Ba nói.
Theo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT), hiện tại, phía Việt Nam đã hoàn thiện thủ tục đánh giá đối với sầu riêng và khoai lang, chuyển toàn bộ hồ sơ cho phía Trung Quốc, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên phía Trung Quốc chưa thể cử đoàn chuyên gia sang đánh giá vùng trồng. Vụ Hợp tác quốc tế đã thảo thư trình lãnh đạo Bộ NN&PTNT ký gửi đề nghị Trung Quốc áp dụng hình thức giám sát bằng video trực tuyến đối với sầu riêng.
Ngoài ra, Trung Quốc đã cấp phép XK cho 128 sản phẩm, 48 loài thủy sản và 750 DN thủy sản của Việt Nam. Đáng chú ý, đối với yến sào (tổ yến), Trung Quốc đang chiếm đến 80% thị phần yến sào toàn cầu. Điều đáng quan tâm là, nhu cầu tiêu thụ và NK sản phẩm yến sào của người Trung Quốc không ngừng tăng trong những năm gần đây. Tháng 10/2020, phía Trung Quốc đã đồng ý áp dụng hình thức giám sát trực tuyến. Hiện tại, cấp kỹ thuật của hai bên đang tiến hành họp trực tuyến để bàn chi tiết kế hoạch triển khai.
Tránh gây đứt đoạn giao thương
Liên quan tới vấn đề XK nông sản sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là những nông sản đang vào vụ thu hoạch như vải thiều, nhãn, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất NK (Bộ Công Thương) chia sẻ: “Chúng tôi luôn tạo điều kiện XK thuận lợi nhất cho nông sản. Riêng đối với trái vải, hiện đang XK qua các cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai), Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), mỗi ngày có khoảng 100 xe”.
Để hỗ trợ XK trái vải Bắc Giang nói riêng và nông sản đến vụ nói chung sang thị trường Trung Quốc, Cục đã trao đổi với các Ban quản lý các cửa khẩu lớn và các Sở Công Thương các tỉnh trong vấn đề tạo điều kiện thuận lợi nhất cho XK qua các tỉnh biên giới. Vấn đề thuận lợi hóa thương mại, Cục XNK hiện đã bố trí lực lượng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ngay tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn để sẵn sàng phục vụ các DN khi đưa hàng hóa lên được thông quan ngay, tạo điều kiện tối đa cho các xe nông sản, đặc biệt là vải Bắc Giang được thông quan nhanh chóng.
Theo Vụ Hợp tác quốc tế, thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương mại, duy trì và đảm bảo sinh kế của cư dân khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, phía Trung Quốc liên tục áp dụng các biện pháp nhằm siết chặt các hoạt động này. Phía Việt Nam phản hồi lại theo hướng là sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc để chính ngạch hóa, tiêu chuẩn hóa và lành mạnh hóa hoạt động thương mại biên giới. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh, phía Trung Quốc cũng tăng cường kiểm tra, khử trùng bao gói hàng thủy sản, hoa quả NK, phương tiện vận chuyển và tiếp tục thực hiện quản lý và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, khiến thời gian thông quan hàng hóa XNK bị kéo dài.
"Tại Hội nghị với Tổng cục Hải quan Trung Quốc tháng 12/2020, hai bên đã thành lập đường dây nóng xử lý vấn đề ùn tắc nông sản và thương mại biên mậu. Trong giai đoạn trước mắt khi dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tránh gây đứt đoạn và duy trì ổn định thương mại nông sản, thủy sản biên giới", đại diện Vụ Hợp tác quốc tế nói.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Trung Quốc hiện là thị trường XK nông sản lớn nhất của Việt Nam, trong điều kiện dịch Covid-19, kinh tế biên mậu có khó khăn, nhờ sự giúp đỡ của Đại sứ, hoạt động XK vẫn thông thương, giúp người tiêu dùng Trung Quốc được sử dụng các nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng nhấn mạnh, Trung Quốc đã và đang trong quá trình chuyển đổi chính sách quản lý biên mậu nên có sự không trùng khớp giữa hai bên, đề nghị Đại sứ trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn, tạo thông quan thuận lợi giữa hai bên.
Tin liên quan

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể
14:15 | 05/07/2025 Xu hướng

Sơ kết Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII
10:16 | 04/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu
09:41 | 07/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích
11:05 | 05/07/2025 Xu hướng

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch
10:21 | 04/07/2025 Xu hướng

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan Thái Bình hoạt động ổn định theo mô hình mới, thông quan lượng hàng hóa hơn 3 tỷ USD

Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 tăng ít nhất 20% so với dự toán

Ông Phạm Thanh Tâm được giao quyền Chi cục trưởng Chi cục Thuế doanh nghiệp lớn

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Bất động sản khu Đông Hải Phòng: Trung tâm chuyển dịch dòng đầu tư

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Chìa khóa để ngành gạo Việt Nam bứt phá

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Đề xuất gộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm trùng lặp thủ tục

Hải quan triển khai nội dung về thực hiện điều chỉnh tổ chức bộ máy từ ngày 1/7/2025

Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Gắn kết ngân hàng - thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

VCCI đề xuất, nới quản lý tiền kiểm sàn thương mại điện tử nhỏ

Sàn TMĐT nộp thuế thay, người bán vẫn phải cập nhật thông tin

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Vốn ngoại "chảy" mạnh vào thị trường bất động sản

Bột ngọt nhập khẩu: tiếp tục chịu thuế chống bán phá giá đến 2030

Áp lực lạm phát còn rất lớn

Điều hành thị trường tiền tệ chủ động, linh hoạt

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025
