Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bật tăng
![]() | Xuất khẩu thủy sản tháng 4 dự báo sẽ tăng 10% |
![]() | Xuất khẩu thủy sản sang các nước khối CPTPP tăng ấn tượng |
![]() | Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3-4%/năm vào 2030 |
![]() |
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Thực phẩm Sao Ta. Ảnh: L.T |
Triển vọng từ hai mặt hàng chủ lực
Hai mặt hàng thủy sản XK chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra đã bật tăng trong tháng 3/2021. Cụ thể, XK tôm sau khi tăng 16% trong tháng 1, đã giảm 19% trong tháng 2, sang tháng 3 hồi phục với mức tăng khoảng 10%, đạt khoảng 270 triệu USD và tính đến hết quý 1, XK tôm ước đạt 646 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm 2020. XK tôm sang Mỹ, EU, Trung Quốc và một số thị trường đều giảm so với cùng kỳ, trừ một số nước thành viên CPTPP có xu hướng tăng nhập khẩu tôm cũng như các mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam.
Giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản trong tháng 3/2021 đạt 205 triệu USD, đưa tổng giá trị thủy sản nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2021 đạt gần 505 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn nhập khẩu thủy sản trong 2 tháng đầu năm 2021 chủ yếu là từ Ấn Độ (chiếm tỷ trọng 16,7%), Nauy (10,6%) và Trung Quốc (9,2%). So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 từ các thị trường này đều tăng, mức tăng lần lượt là: 26,2%, 4,8% và 68,9%. |
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, trong quý 1, tôm chế biến XK của đơn vị đạt 3.688 tấn, tăng 32% so với cùng kỳ. Tôm thành phẩm tiêu thụ chung 3.850 tấn, bằng 135% cùng kỳ năm trước. Doanh số chung 42,3 triệu USD (trong đó nông sản 1,6 triệu USD), bằng 135% cùng kỳ năm trước.
Cũng theo ông Lực, một tồn tại đang tác động đến lợi nhuận của doanh nghệp, đó là chi phí vận chuyển quốc tế chưa cải thiện và đang ở mức quá cao so với bình thường. Mặt khác, tác hại từ Covid-19 khiến một số chi phí đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu cũng tăng khá mạnh, như: chi phí bao bì giấy, bao bì nhựa, năng lượng... Tuy nhiên, công ty nỗ lực để lợi nhuận không thua kém cùng kỳ năm trước và kỳ vọng sẽ tăng tốc khi hoạt động vận chuyển thế giới từng bước trở lại bình thường.
Tương tự tôm, XK cá tra sang Mỹ và một số thị trường CPTPP như Mexico, Australia, Canada tăng, trong khi XK mặt hàng này sang Trung Quốc sụt giảm mạnh, sang EU giảm nhẹ trong 2 tháng đầu năm. Với sự cải thiện logistics tại Trung Quốc, tình hình XK cá tra cũng như tôm sang Trung Quốc từ tháng 3 có xu hướng tích cực hơn. Do vậy, sau khi giảm 5,5% trong 2 tháng đầu năm, XK cá tra trong tháng 3 tăng trở lại với mức tăng 11% đạt 137 triệu USD. Tính đến hết quý 1, XK cá tra đạt 336 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong số các mặt hàng hải sản, có mực, bạch tuộc và các loại sản phẩm liên quan đến cá biển (surimi, cá hộp, cá khô…) có tín hiệu XK tích cực.
Dự báo XK tăng trong tháng 4
Ngoài hai mặt hàng chủ lực nêu trên, theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc trung tâm VASEP.PRO, XK mực, bạch tuộc sang thị trường châu Âu đang hồi phục tốt, một phần nhờ ưu đãi thuế quan từ hiệp định EVFTA, trong khi XK sang Hàn Quốc giảm nhẹ. XK mực bạch tuộc 2 tháng đầu năm tăng nhẹ gần 2% và tiếp tục tăng 8% trong tháng 3 đạt 45 triệu USD, đưa kết quả XK 3 tháng đầu năm lên 112 triệu USD.
Với kết quả bật tăng của nhiều mặt hàng XK, giá trị XK thủy sản tháng 3 ước đạt 685 triệu USD, đưa giá trị XK thủy sản 3 tháng đầu năm đạt 1,69 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, chiếm 53,8% tổng giá trị XK thủy sản. Trong 2 tháng đầu năm, giá trị XK thủy sản tăng tại hầu hết các thị trường, trong đó thị trường có giá trị tăng mạnh nhất là Nga (+44,6%). Kim ngạch XK thủy sản trong quý 1 ước đạt 1,64 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo bà Lê Hằng, trong 2 tháng đầu năm, hoạt động XK thủy sản của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể bởi các chi phí sản xuất tăng và tình trạng thiếu tàu, thiếu container và cước phí vận tải lên cao vọt, đặc biệt là cước tàu đi Mỹ và EU. Trong khi đó, vấn đề logistics khó khăn cũng làm tắc nghẽn tại các cảng nhập khẩu chính của Trung Quốc, cùng với việc thị trường này siết chặt kiểm tra, kiểm soát virus corona đối với hàng thủy sản nhập khẩu càng làm cho XK thủy sản thêm khó khăn. Tình hình tại thị trường Trung Quốc có xu hướng cải thiện hơn từ giữa tháng 3, do vậy, XK thủy sản trong tháng 3 có kết quả khả quan hơn.
Sau khi giảm 10% ở hầu hết các thị trường trong 2 tháng đầu năm, trong tháng 3, XK cá ngừ tăng 5% đạt 55 triệu USD, đưa kết quả 3 tháng đầu năm lên 140 triệu USD, giảm 11% so với quý 1. Dịch Covid-19 vẫn nghiêm trọng ở nhiều thị trường truyền thống của Việt Nam, làm giảm nhu cầu một số sản phẩm thủy sản chủ lực nhưng đồng thời là cơ hội cho các dòng sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu, giá phù hợp với xu hướng sụt giảm thu nhập và suy giảm kinh tế ở các nước. Do vậy, XK các sản phẩm thủy sản thuộc phân khúc hàng khô, đồ hộp, chả cá, surimi có chiều hướng gia tăng, góp phần cho bức tranh XK thủy sản quý 1 và những quý tiếp theo sáng sủa, lạc quan hơn. Dự báo, XK thủy sản sang Trung Quốc tháng 4 và những tháng tới sẽ hồi phục mạnh hơn, khi nước này dần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thương tại các cảng biển và nới lỏng các thủ tục kiểm soát Covid-19 đối với thủy sản nhập khẩu, nhất là thủy sản đông lạnh. XK tôm và cá tra sang Trung Quốc sẽ tăng trưởng trở lại.
Bên cạnh đó, thị trường Mỹ sẽ vẫn tác động tích cực đến kết quả XK thủy sản của Việt Nam trong những tháng tới, duy trì tăng trưởng dương khả quan như trong năm 2020 và những tháng đầu năm. Tuy nhiên, xuất tôm sang thị trường này có thể không duy trì được tăng trưởng mạnh như năm qua, nhưng XK cá tra đang có chiều hướng tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề cước phí vận tải đi châu Âu và Mỹ cao sẽ tiếp tục chi phối XK thủy sản sang những thị trường này. Do vậy, XK sang EU nhìn chung chưa thể hồi phục ngay trong tháng tới.
Từ thực trạng thị trường hiện nay, chuyên gia VASEP dự báo, XK thủy sản Việt Nam trong tháng 4 dự báo sẽ tăng khoảng 10% đạt 680 triệu USD, đưa tổng XK thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 lên 2,32 tỷ USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2020.
Tin liên quan

Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile
21:30 | 22/04/2025 Xu hướng

Đến 15/4, có 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô
13:28 | 22/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Xuất khẩu rau quả sang Singapore chờ bứt tốc
11:30 | 22/04/2025 Xu hướng

Hạt tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh: Từ vùng cát khô đến kệ hàng xuất khẩu
21:23 | 22/04/2025 Xu hướng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI
13:33 | 22/04/2025 Xu hướng

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ đạt 2,1 tỷ USD
11:06 | 22/04/2025 Xu hướng

Xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm trong quý 1
16:04 | 21/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Đến 15/4, xuất nhập khẩu đạt gần 238 tỷ USD
15:43 | 21/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn
15:27 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD
15:00 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I
10:23 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn
10:14 | 18/04/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động
21:26 | 17/04/2025 Xu hướng

"Bệ phóng" cho xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng
15:08 | 17/04/2025 Xu hướng

Quý I, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD
20:16 | 16/04/2025 Xu hướng

Phổ biến quy định về nhập khẩu vải thiều trong vụ mới
15:24 | 16/04/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile

Hạt tiêu đỏ hữu cơ Vĩnh Linh: Từ vùng cát khô đến kệ hàng xuất khẩu

Thị trường trong nước –“phao cứu sinh” khi xuất khẩu gặp khó

Thu ngân sách từ hộ, cá nhân kinh doanh tăng 25%

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Thu ngân sách từ hộ, cá nhân kinh doanh tăng 25%

Nâng cao kỹ năng làm công tác tuyên truyền cho 40 công chức Hải quan

Chi cục Thuế Khu vực II: hỗ trợ hộ kinh doanh triển khai HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền

Hải quan Móng Cái: Hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mở rộng sản xuất

Ngành Thuế sẽ cắt giảm thêm 97 thủ tục hành chính

Hải quan kiến nghị sửa đổi Nghị định 85 về Cơ chế một cửa quốc gia

Hiện đại hóa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Cục Hải quan thông tin về 4 vụ bắt giữ vàng và ma túy trong tháng 4

Hải quan khu vực IX: Liên tiếp bắt giữ hàng lậu

Đội Thuế liên huyện Thị xã Bỉm Sơn – Hà Trung công khai danh sách người nộp thuế nợ lớn

Bắt vụ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái

Chi cục Thuế khu vực IX công khai 42 tổ chức, cá nhân nợ thuế

Hướng dẫn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mới

Quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương

Điều kiện được xóa nợ thuế?

Tiền làm thêm giờ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách

Thị trường trong nước –“phao cứu sinh” khi xuất khẩu gặp khó

Giá rao bán chung cư tại TP.HCM tiếp tục đà tăng

Sapo Enterprise xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Vinamilk & quỹ sữa dành tặng 500.000 hộp sữa đến trẻ em nhân dịp 50 năm Thống nhất đất nước

TP.HCM: Giao dịch bất động sản giảm 46% theo quý
