Nhiều điểm lưu ý doanh nghiệp về thuế quan và xuất xứ khi thực hiện RCEP
Lưu ý hình thức chứng từ xuất xứ hàng hóa áp dụng biện pháp chống bán phá giá | |
Doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ Hiệp định RCEP mở rộng xuất khẩu |
Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế từ hiệp định RCEP. Ảnh: T.H |
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp, trong thời gian qua, Cục Hải quan TPHCM và VLA đã phối hợp phổ biến nhiều chính sách mới, cũng như kiến nghị những chính sách chưa phù hợp để hoạt động XNK ngày một thuận lợi hơn.
Theo ông Nguyễn Hữu Nghiệp, trị giá hải quan đã thực hiện theo trị giá GATT. Để hưởng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), doanh nghiệp phải đảm bảo về nguyên tắc xuất xứ, chứng minh với cơ quan quản lý nhà nước được hưởng ưu đãi đặc biệt.
Lưu ý các nội dung quan trọng liên quan đến lĩnh vực thuế quan, ông Đặng Thái Thiện, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý Cục Hải quan TPHCM cho biết, ngày 18/2/2022 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 05/2022/ TT-BCT hướng dẫn quy tắc xuất xứ RCEP, có hiệu lực 4/4/2022. Theo thống kê, trên 70% lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam là từ RCEP nên RCEP là nguồn cung nguyên vật liệu chính cho kinh tế Việt Nam.
Theo đó, cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu: Hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP khi có C/O được cấp theo quy định Thông tư 05/2022/TT-BCT.
Cơ chế chứng nhận hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEP, doanh nghiệp đảm bảoi nộp một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: C/O được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư 05/2022/TT-BCT; chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư 05/2022/TT-BCT.
Ông Thiện cũng lưu ý doanh nghiệp những sai sót nhỏ, theo đó, cơ quan Hải quan của nước thành viên nhập khẩu sẽ bỏ qua những khác biệt hoặc sai sót nhỏ, chẳng hạn như sự khác biệt nhỏ giữa các chứng từ, thiếu sót thông tin, lỗi đánh máy hoặc những sai lệch so với lĩnh vực được chỉ định, miễn là những khác biệt hoặc sai sót nhỏ này không gây nghi ngờ về xuất xứ của hàng hóa.
Trường hợp, miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 200 USD hoặc số tiền tương đương bằng đơn vị tiền tệ của nước thành viên nhập khẩu hoặc bất kỳ số tiền nào cao hơn mà nước thành viên nhập khẩu có thể thiết lập; hoặc hàng hóa thuộc diện miễn yêu cầu từ nước thành viên nhập khẩu, với điều kiện rằng việc nhập khẩu không phải là một chuỗi liên tiếp hoặc được lên kế hoạch với mục đích trốn việc tuân thủ quy định của nước thành viên nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này.
Ngoài ra, tại hội thảo chuyên gia thuộc Bộ Công Thương đã cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về tiến trình và cam kết gia nhập RCEP, đánh giá tác động khi Hiệp định đi vào thực thi. Đặc biệt, những điểm mới, khác biệt thuế, lần đầu được 7/15 nước áp dụng được đánh giá sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình thực thi cả từ phía doanh nghiệp, tổ chức cấp C/O và Hải quan nước xuất khẩu…
Tại hội nghị, đại diện Cục Hải quan TPHCM và Cục XNK, Bộ Công Thương đã giải đáp nhiều vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực thuế quan và xuất xứ hàng hóa về thời hạn cấp, hiệu lực C/O, biểu thuế ưu đãi RCEP...
Tin liên quan
Ba giám đốc doanh nghiệp TPHCM bị tạm hoãn xuất cảnh
10:11 | 03/11/2024 An ninh XNK
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Một luật sửa 7 luật tài chính: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế
08:00 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đối tác EU không còn "nhân nhượng", Việt Nam phải thích ứng từ chính sách ESG
17:56 | 31/10/2024 Kinh tế
Cơ quan nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin người nộp thuế?
14:52 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
10:12 | 31/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xử lý thuế đối với hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai
14:18 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
07:45 | 30/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK