Doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ Hiệp định RCEP mở rộng xuất khẩu
Chỉ định cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định RCEP | |
Xây dựng chương trình phát triển thị trường xuất khẩu vào RCEP | |
Chính thức có quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong RCEP |
RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế khi xuất khẩu. Ảnh: T.D |
Nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
Hiệp định RCEP được đánh giá trở thành một xung lực mới cho các DN; tạo cơ hội về liên kết chuỗi rộng ra khu vực, giúp sản phẩm xuất khẩu tới nhiều thị trường rộng lớn hơn. Tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định RCEP, các DN đã đẩy mạnh xuất khẩu ở nhiều thị trường lớn mà trước đây không thể cạnh tranh về giá vì các quy định về thuế quan, hàng rào kỹ thuật...
Ông Diệp Nam Hải, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Cholimex cho biết, khi Hiệp định RCEP có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa cho DN bởi DN không bị những rào cản về thuế quan, kỹ thuật vào một số thị trường, điển hình như Trung Quốc. Dự kiến, lượng hàng hóa xuất khẩu của DN sẽ tăng trưởng không dưới 20% so với trước đây.
Nhật Bản vốn là thị trường truyền thống của Công ty CP Quốc tế Phong Phú. Vì vậy, khi RCEP có hiệu lực, DN cũng không giấu tham vọng chinh phục thêm nhiều thị trường khó tính khác trong khối. Hiện công ty đang tiến hành thăm dò nhu cầu khách hàng ở các thị trường mới để đưa ra sản phẩm phù hợp. Đại diện Công ty CP Quốc tế Phong Phú cho biết, New Zealand và Australia là 2 thị trường DN đang nhắm tới.
Theo ông Wu Ming Ying, Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Boss, các FTA được ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho DN. Việt Nam có lợi thế tham gia cả 3 FTA lớn nhất thế giới là: CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam - Liên minh châu Âu) và RCEP. Tham gia sâu vào hội nhập sẽ giúp DN mở rộng sản xuất, xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh. Các DN đã xuất khẩu được hàng hóa vào những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản nên việc tham gia mở rộng xuất khẩu vào thị trường RCEP sẽ không gặp nhiều trở ngại.
Khai thác lợi thế
Đáng chú ý với RCEP, cơ hội của ngành dệt may là thị trường lớn, nhưng mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu cũng dễ chịu hơn so với một số hiệp định trước đó. Đặc biệt, Hiệp định RCEP sẽ là cơ hội cho các DN ngành dệt may tăng cường xuất khẩu vào thị trường tỷ dân Trung Quốc.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3 cho rằng, một trong những điểm khác biệt tại Hiệp định RCEP so với các hiệp định khác là nguyên tắc xuất xứ cộng gộp. Theo đó, nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên này sẽ được coi là nguyên liệu có xuất xứ khi tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa diễn ra tại một nước thành viên khác. Với quy định này, các công ty dệt may nước ta có thể tận dụng được cơ hội đẩy mạnh mở rộng xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia...
Tuy nhiên, RCEP cũng đặt ra nhiều thách thức lớn về cạnh tranh thị trường. Ví dụ, hàng dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn với hàng cùng loại Trung Quốc khi xuất sang Nhật hay các thị trường trong RCEP. Vì vậy, đối với các công ty dệt may nước ta cũng như các ngành hàng khác phải đầu tư, cải thiện quản lý để nâng cao năng suất, giảm chi phí để gia tăng cạnh tranh giá cả. Đồng thời các DN cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất phù hợp, phối hợp với khách hàng sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường, ông Hồng phân tích.
Thông tin tại hội nghị hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP cuối tuần qua tại TPHCM, đại diện Trung tâm Hội nhập quốc tế TPHCM cho biết, RCEP mở ra cơ hội cho DN Việt Nam tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực; đồng thời giúp DN có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, may mặc... vào thị trường các nước thành viên. Do quy trình xuất, nhập khẩu được đơn giản hóa nên giúp giảm thời gian, chi phí cho các DN; tăng tỷ suất lợi nhuận và sức cạnh tranh tại các thị trường trong khối RCEP. Các DN cũng tiếp cận thuận lợi hơn với nguồn nguyên liệu, phục vụ chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu do RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối.
Theo đó, để có thể tận dụng được các cơ hội kỳ vọng từ Hiệp định RCEP, trước hết, doanh nghiệp cần hiểu sâu về hiệp định, tiến trình, các cam kết cụ thể cũng như những tác động dự kiến của các cam kết này. Bên cạnh những thuận lợi, RCEP cũng mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh các DN trong nước còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi các DN phải thực sự mạnh mẽ, chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhu cầu tiêu thụ gia tăng, doanh nghiệp thép đứng trước nhiều cơ hội
09:00 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai ngân hàng xanh – Xu hướng của tương lai
08:38 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dồn lực chăm lo Tết cho người lao động
08:14 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
08:10 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
Đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics