Nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn): Vì sao doanh nghiệp không mặn mà?
Trung Quốc lại tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai | |
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng sôi động | |
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn giảm |
Hiện mỗi ngày chỉ có khoảng 30 xe hàng được các DN làm thủ tục NK từ Trung Quốc. Ảnh: H.Nụ |
Thuận lợi thấy rõ
Ngày 23/9/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 111/NQ-CP về việc thực hiện Đề án thí điểm NK dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma (Lạng Sơn). Đề án thí điểm có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2021 và thời gian thực hiện thí điểm sẽ kéo dài trong 2 năm.
Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 111/NQ-CP, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động các phương án về cơ sở vật chất, quy trình kỹ thuật để đảm bảo hoạt động NK mặt hàng này được diễn ra thông suốt, an toàn và đúng quy định. Đặc biệt, ngày 13/11/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quy trình thí điểm NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma thực hiện Nghị quyết số 111/NQ-CP.
Thời gian thực hiện Đề án thí điểm NK dược liệu của Chính phủ đã đi qua gần một nửa nhưng hiệu quả vẫn chỉ là con số 0. Do đó, để Đề án không đi vào ngõ cụt, ngay lúc này các cơ quan quản lý cần khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường xúc tiến thương mại đối với việc NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma. |
Theo đó, việc NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma được thực hiện theo quy định của Luật Dược năm 2016 và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ. Thủ tục hải quan đối với mặt hàng dược liệu NK được thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng thực hiện theo Quyết định số 802/QĐ-BTL ngày 10/3/2021 của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về quy trình thủ tục, kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng tại cửa khẩu biên giới đất liền.
Ngoài ra, tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong quá trình thực hiện thủ tục đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về dược liệu NK và Nghị quyết số 111/NQ-CP.
Dễ dàng nhận thấy, Đề án thí điểm NK mặt hàng dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma được kỳ vọng sẽ giúp kim ngạch XNK hàng hóa qua cửa khẩu này tăng cao hơn. Ngoài việc gấp rút ban hành các quy trình, hướng dẫn một cách rõ ràng, các cơ quan, lực lượng chức năng tại Lạng Sơn đã chủ động tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN. Nhưng điều đáng nói ở đây là, đã gần một nửa thời gian thực hiện Đề án, đến nay vẫn chưa xuất hiện “bóng dáng” lô hàng nào được DN thực hiện kê khai, NK qua cửa khẩu này.
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, trước khi Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược có hiệu lực từ 1/7/2017 (theo quy định của Nghị định 54/2017/NĐ-CP mặt hàng dược liệu chỉ được phép thực hiện NK qua cửa khẩu quốc tế), thì dược liệu là mặt hàng NK “truyền thống” qua cửa khẩu Chi Ma.
Số liệu thống kê từ Cục Hải quan Lạng Sơn cho thấy, kim ngạch mặt hàng dược liệu thô NK qua cửa khẩu Chi Ma năm 2015 đạt trên 34.000 tấn, trị giá 14,2 triệu USD; năm 2016 NK trên 7.000 tấn, trị giá 9,7 triệu USD và hơn 6 tháng đầu năm 2017 NK khoảng 8.000 tấn, trị giá 12,7 triệu USD, chiếm 27% tổng kim ngạch NK qua cửa khẩu Chi Ma (46,9 triệu USD).
Như vậy có thể thấy, dược liệu không phải là mặt hàng NK “xa lạ”. Hơn nữa, khi Đề án thí điểm được phê duyệt, nhiều DN có thể làm thủ tục và NK ngay bởi định hướng phát triển của cửa khẩu, Nhà nước và DN, Việt Nam - Trung Quốc đã đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi để phục vụ XNK mặt hàng này.
Chưa có lô hàng nào được nhập khẩu
Sau một thời gian gián đoạn hoạt động XNK do dịch Covid-19, phía Trung Quốc liên tục ngừng thông quan hàng hóa tại cửa khẩu Chi Ma, hiện mỗi ngày chỉ có khoảng gần 30 phương tiện vận chuyển hàng tiêu dùng, máy móc được DN đăng ký làm thủ tục NK từ Trung Quốc.
Có mặt tại cửa khẩu Chi Ma, phóng viên nhận thấy đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có DN nào thực hiện làm thủ tục NK mặt hàng dược liệu qua cửa khẩu này.
Quay lại thời điểm năm 2018-2020, khi mặt hàng dược liệu “bị cấm” NK qua cửa khẩu Chi Ma, nhưng DN, các đối tượng buôn lậu lại “hăng hái” vận chuyển dược liệu qua đây. Đã có nhiều vụ việc bắt giữ với số lượng lên tới hàng trăm tấn, thậm chí lực lượng chức năng đã phanh phui ra cả đường dây buôn lậu mặt hàng dược liệu “khủng”. Nhưng tại sao đến khi “không cấm”, DN được thoải mái NK lại xảy ra hoàn cảnh trái ngược! Đâu là nguyên nhân?
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Bảo Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, đơn vị đã chủ động gặp gỡ một số DN hoạt động lĩnh vực NK dược liệu để mời gọi làm thủ tục nhập mặt hàng này qua cửa khẩu. Thực tế đã có một số DN đến khảo sát về các điều kiện cơ sở hạ tầng, kho bãi ngoại quan…, nhưng đến nay, họ vẫn chưa trả lời có thực hiện làm thủ tục NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma hay không...
Để tìm hiểu nguyên nhân, khi trao đổi với đại diện Sở Công Thương Lạng Sơn được biết, dược liệu là nhóm hàng hóa NK liên quan đến hoạt động chuyên ngành, các DN được phép hoạt động NK phải đáp ứng nhiều tiêu chí và được Bộ Y tế công nhận, vì vậy, số lượng DN hoạt động lĩnh vực này không nhiều. Cùng với đó, giấy phép NK dược liệu DN được cấp (do Cục Quản lý y- dược, Bộ Y tế cấp) có thời hạn trong 1 năm. Theo quy định, DN đã đăng ký tại cửa khẩu nào thì phải thực hiện hết thời hạn của giấy phép mới được phép chuyển đổi cửa khẩu làm thủ tục NK. Do vậy, từ thời điểm cuối năm 2021, một số DN đã đến khảo sát tình hình thực tế tại cửa khẩu Chi Ma, nhưng khi thấy tình hình XNK hàng hóa qua cửa khẩu gặp một số khó khăn do Trung Quốc siết chặt công tác kiểm soát dịch Covid-19 nên các DN chuyển đăng ký làm thủ tục qua cửa khẩu tuyến đường biển hoặc một số cửa khẩu ở địa bàn khác. Cho nên đến thời điểm hiện tại, chưa có lô hàng dược liệu nào được thực hiện NK qua cửa khẩu Chi Ma.
Ngoài những nguyên nhân trên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, phần lớn các DN hoạt động NK dược liệu vẫn còn “lăn tăn” về quy trình quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với mặt hàng dược liệu của cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh Lạng Sơn. DN lo ngại việc kiểm tra chuyên ngành chồng chéo, kéo dài ngày, dẫn đến chi phí sẽ bị đội lên cao.
Một đại diện thuộc Tổ công tác liên ngành kiểm tra, giám sát hoạt động NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma lý giải, nếu dược liệu NK phù hợp, đảm bảo các tiêu chuẩn về dược liệu đã được Bộ Y tế công nhận thì hàng hóa của DN đó sẽ không phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành và được phép NK ngay. Thực tế trong thời gian qua, một số lô hàng dược liệu NK qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã được thông quan ngay trong ngày khi đã đáp ứng các tiêu chuẩn về dược liệu theo quy định.
Cũng theo vị đại diện này, để kéo DN làm thủ tục NK dược liệu qua cửa khẩu này, việc đầu tiên cần phải làm là phối hợp với Cục Quản lý y-dược (Bộ Y tế) tổ chức gặp gỡ các DN hoạt động NK dược liệu để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc từ đó tạo niềm tin, thu hút DN kê khai, NK mặt hàng dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma.
Thời gian thực hiện Đề án thí điểm NK dược liệu của Chính phủ đã đi qua gần một nửa nhưng hiệu quả vẫn chỉ là con số 0. Do đó, để Đề án không đi vào ngõ cụt, ngay lúc này các cơ quan quản lý cần khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường xúc tiến thương mại đối với việc NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma.
Bởi nếu không nhanh chóng triển khai, đề án không đạt hiệu quả như mục tiêu ban đầu đề ra sẽ không chỉ ảnh hưởng đến công tác thu thuế của địa phương mà còn có thể ảnh hưởng đến việc quyết định sau này của Chính phủ tiếp tục cho phép thực hiện việc NK dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma và một số cửa khẩu khác của tỉnh Lạng Sơn.
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Bắc Giang bứt phá mạnh mẽ vươn lên thứ 4 cả nước về xuất khẩu
16:49 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đón cơ hội để xuất khẩu thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD
08:17 | 30/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 747 tỷ USD: Kỷ lục mới của xuất nhập khẩu
14:46 | 24/12/2024 Infographics
Thủy sản vượt khó về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
14:45 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
6 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô
10:32 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics