Nguyên nhân khiến lạm phát vẫn dai dẳng
Lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát | |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Muốn chống lạm phát phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển | |
Phục hồi kinh tế nhưng vẫn phải kiềm chế lạm phát |
FED tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát |
Đến tháng 12/2021, thể chế này đã điều chỉnh dự đoán lạm phát trong năm 2022 sẽ chỉ ở mức 2,6% dù khi đó giá cả đã tăng với tốc độ hơn 5%/năm. FED dường như không đơn độc trong những đánh giá sai lầm của mình. Ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đưa ra các dự báo lạm phát không chính xác và lặp đi lặp lại. Vậy tại sao lạm phát lại dai dẳng đến vậy?
Trong báo cáo mới được công bố, IMF chỉ ra ba “thủ phạm” tiềm ẩn của lạm phát là cú sốc, tiền lương và kỳ vọng. Vào năm 2020 và 2021, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện làm cản trở việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ, các chính phủ đã tung ra một loạt viện trợ tài chính. Trong khi đó, những điều kiện đặc biệt mà các hộ gia đình phải đối mặt đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong tiêu dùng, họ chuyển mạnh sang tiêu dùng hàng hóa, sau đó quay lại với lĩnh vực dịch vụ. Sau một đợt giảm phát ban đầu, tác động thực của sự hỗn loạn này đã đẩy giá lên cao.
IMF tính toán rằng năm ngoái, khoảng 40% mức tăng giá của Mỹ và 66% mức tăng của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) so với giai đoạn trước đại dịch là do gián đoạn sản xuất và giá hàng hóa cao hơn. Kích thích tài chính rộng rãi và sự thay đổi trong chi tiêu hộ gia đình đã dẫn đến khoảng 30% mức tăng giá ở cả châu Mỹ và châu Âu.
Hàng loạt cú sốc tiếp theo xảy đến với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine từ tháng 2/2022. Ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine trở nên trầm trọng hơn với sự tăng giá bất ngờ của đồng USD - hậu quả từ những chính sách chống lạm phát quyết liệt trong nước của FED. Khi các đồng tiền khác suy yếu, chi phí nhập khẩu từ Mỹ lại tăng lên, làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát.
Trong một ghi chú được công bố ngày 14/10, Phó Giám đốc điều hành IMF Gita Gopinath và chuyên gia kinh tế trưởng IMF Pierre-Olivier Gourinchas tính toán rằng việc đồng USD tăng giá 10% sẽ làm tăng lạm phát giá tiêu dùng ở các nền kinh tế khác thêm khoảng trung bình 1%, với tác động lớn hơn ở những nơi phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu.
Tiền lương tăng mạnh cũng là một trong những nguyên nhân. Trong thời gian bình thường, tiền lương tăng chủ yếu được xác định bởi năng suất lao động, kỳ vọng lạm phát và sự hiện diện hay vắng mặt của lực lượng lao động. Tăng trưởng năng suất nhanh hơn và lạm phát dự kiến cao hơn dẫn đến nhu cầu tăng lương nhiều hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của đại dịch, những mối quan hệ này đã tan vỡ. Khi sự phục hồi sau đại dịch bắt đầu, nguồn cung lao động đã được cải thiện, nhưng lương vẫn tiếp tục tăng nhờ các chiến dịch tuyển dụng mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn đã được thực hiện để làm chậm đà tăng của lạm phát trong hầu hết các trường hợp. Bản chất bất thường của hoàn cảnh hiện tại có thể có nghĩa là những kinh nghiệm trong quá khứ không hoàn toàn phù hợp với hiện tại. Niềm tin của người dân về tương lai ảnh hưởng đến tiêu dùng và sự thương lượng tiền lương của họ. Nếu niềm tin này đủ lớn, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát dai dẳng và sẽ khiến những nỗ lực của các ngân hàng trung ương trở nên phức tạp hơn.
Tin liên quan
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Không tạo cơ chế xin cho trong cấp tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất cho vay
17:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
11:00 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
10:59 | 23/12/2024 Nhìn ra thế giới
Bấp bênh “núi nợ” của các nền kinh tế đang phát triển
13:48 | 22/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động M&A toàn cầu có thể đạt mức cao nhất trong 4 năm
09:05 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
Những yếu tố định hình thế giới 2025
08:15 | 20/12/2024 Nhìn ra thế giới
13 tấn cocaine trong lô hàng chuối nhập khẩu
15:56 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba công bố chế độ tỷ giá hối đoái mới linh hoạt hơn
08:37 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Ám ảnh bóng ma chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
07:45 | 19/12/2024 Nhìn ra thế giới
Cuba tái khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu đối mặt với nhiều thách thức
08:49 | 18/12/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức tiến gần đến ngưỡng suy thoái và nguy cơ không thể quay đầu
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Hoạt động kinh doanh ở Eurozone ảm đạm trong tháng 12
08:56 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Khủng hoảng nội bộ hai chính đảng lớn nhất Hàn Quốc
08:31 | 17/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
Malaysia triển khai nhiều sáng kiến thúc đẩy thịnh vượng trong suốt năm 2024
Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics