Ngành Thực phẩm - đồ uống Việt Nam: Nhiều dư địa lọt vào top 3 châu Á
![]() |
Thực phẩm đồ uống Việt vẫn còn nhiều dư địa để phát triển
Bức tranh toàn cảnh
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số tiêu thụ của ngành sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng lần lượt 8,1% và 10,2% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Hình 1: Cơ cấu chi tiêu trung bình hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam
Nhận định về tiềm năng xuất khẩu, đa số chuyên gia được Vietnam Report hỏi đều cho rằng, Việt Nam hiện đã có những doanh nghiệp tương đối mạnh, có tên tuổi, có sức cạnh tranh, thường xuyên dẫn đầu tại thị trường trong nước, đủ cơ sở để xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, khi thời điểm Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) sắp đi đến ký kết chính thức, các doanh nghiệp đều đặt kỳ vọng đây sẽ là cơ hội lớn để thương hiệu Việt xuất hiện tại nhiều quốc gia hơn trên thế giới. Thủy sản, cà phê, bánh kẹo được dự đoán sẽ là 3 ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn trong thời gian tới.
Hoạt động M&A trong ngành thực phẩm - đồ uống cũng diễn ra rất sôi động trong thời gian qua cả về số lượng và chất lượng, tạo nên những "ông lớn" của ngành thực phẩm - đồ uống, điển hình như Masan, Thành Thành Công, Kido, Pan Group… Các tên tuổi lớn trong ngành FMCG (Ngành hàng tiêu dùng nhanh) đến từ Thái Lan, Hàn Quốc với lợi thế về tài chính, kinh nghiệm và công nghệ cũng tích cực đầu tư vào Việt Nam.
![]() |
Hình 2: Đóng góp và tăng trưởng giá trị của một số nhóm trong ngành FMCG
Theo nghiên cứu của Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI) cơ hội đầu tư cho ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá lớn, đặc biệt trong ngànhđồ uống, thực phẩm chế biến và sữa.
BMI dự đoán, tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm và đồ uống sẽ còn cao hơn trong giai đoạn 2016 - 2019, trong đó khả năng Việt Nam sẽ đứng ở vị trí thứ ba Châu Á. Bên cạnh đó, với tỷ lệ dân số trẻ ngày một cao (ước tính khoảng trên 50% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến,sự phong phú cùng với sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp - nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho hoạt động chế biến thực phẩm, đồ uống… đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng, và là những điều kiện thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm - đồ uống tiềm năng trong khu vực.
Còn hạn chế trong truyền thông thương hiệu
Trong quá trình nghiên cứu, Vietnam Report đã tìm ra các thương hiệu tiêu biểu nhất của ngành thực phẩm - đồ uống năm 2018 theo các nhóm sản phẩm chính: Nhóm Sữa, đường, bánh kẹo; Nhóm Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn…; Nhóm Thực phẩm tươi sống, đông lạnh; Nhóm Đồ uống (bao gồm Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn và đồ uống nóng - chè, cà phê).
Đó là: Vissan (Thực phẩm tươi sống), mỳ Hảo Hảo (Thực phẩm ăn liền), Nam Ngư (Gia vị), Simply (Dầu ăn), Vinamilk (Sữa), Bibica (Bánh kẹo), Heineken (Bia rượu), Pepsi (Nước ngọt), Lavie (Nước khoáng), G7 (Cà phê).
![]() |
Hình 3: Các thương hiệu thực phẩm - đồ uống được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất năm 2018 (phân theo nhóm sản phẩm)
Theo nhận định của Vietnam Report, các thương hiệu trên được biết đến là nhờ một phần vào truyền thông vì truyền thông có vai trò quan trọng trong việc kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu uy tín tốt hơn khi đưa ra quyết định mua sắm.
Tuy nhiên, kết quả phân tích truyền thông cho thấy, sự hiện diện trên truyền thông của các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống hiện còn hạn chế. Chỉ 22,9% số doanh nghiệp được nghiên cứu có lượng thông tin đạt ngưỡng nhận thức, trong đó 44% có tần suất xuất hiện tối thiếu 1 lần/1 tháng.
Về độ đa dạng thông tin, 27,4% số doanh nghiệp có thông tin bao phủ 10/24 số nhóm chủ đề có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. 3 nhóm chủ đề thường được đề cập đến nhiều nhất: Tài chính/ Kết quả kinh doanh, Cổ phiếu, Sản phẩm.
Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng "tốt nhất" là trên 20%. Trong ngành thực phẩm - đồ uống, hiện có khoảng hơn 40% số doanh nghiệp đạt mức 10% này.
![]() |
Hình 4: 10 doanh nghiệp có tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực/ tiêu cực cao nhất trên truyền thông trong giai đoạn từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018
Ba xu thế chủ đạo trong phong cách tiêu dùng mới
Theo Vietnam Report, để có thể bứt phá và tạo thêm dư địa phát triển trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành thực phẩm - đồ uống cẫn nắm bắt được xu thế chủ đạo trong phong cách tiêu dùng mới.
Thứ nhất, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên,hữu cơ (organic).
Trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn cho bữa ăn hàng ngày, hơn 86% người tiêu dùng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh khi được hỏi đã lựa chọn các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, hoặc các sản phẩm đúng mùa vụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thời gian qua, có khá nhiều công ty đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt có cả sự tham gia của những các ông lớn ngành bán lẻ (với lợi thế sẵn có các kênh bán hàng: siêu thị, cửa hàng tiện lợi…)
Thứ hai, tái định nghĩa lại thực phẩm tiện lợi
Trong cuộc sống hiện đại, quan điểm về gia đình, đặc biệt ở khu vực thành thị đã có sự thay đổi: số lượng người trong một gia đình thường chỉ có 4-5 người, tỷ lệ người sống độc thân tăng…, do đó nhu cầu với nhóm hàng hóa tiêu dùng nhanh cũng có sự khác biệt so với trước đây.
Để phục vụ cho các đối tượng này, các công ty thực phẩm - đồ uống đã thay đổi quy cách và trọng lượng hàng hóa đóng gói sản phẩm nhỏ, sử dụng phù hợp với nhu cầu của cá nhân và dễ dàng mang theo sử dụng trên đường đi.
Ngoài ra, các công ty cũng hướng tới cung cấp các Bữa ăn tươi (ready meals) nhằm mang đến cho người tiêu dùng không chỉ là những sản phẩm đóng gói/ ăn liền khô, mà còn là những sản phẩm tươi, ngon, bổ dưỡng, an toàn và tiện lợi.
Thứ ba, công nghệ làm thay đổi trải nghiệm ẩm thực của người tiêu dùng.
Giới trẻ Việt Nam đa phần là những bạn trẻ năng động, thích trải nghiệm và sẵn sàng chi trả đề được thưởng thức các loại thực phẩm - đồ uống ngon và lạ. Cùng với sự phát triển của công nghệ, họ có thể dễ dàng truy cập các xu thế ẩm thực mới nhất, hot nhất qua mạng xã hội và đặt hàng thông qua các ứng dụng cho phép tìm kiếm địa điểm ăn uống (Foody), giao đồ ăn (deliveryNow) và đặt bàn (TableNow)... khiến thị trường ẩm thực trở nên sôi động hơn.
Theo nhận định của Nielsen, thực phẩm và đồ uống là 2 trong 10 sản phẩm được giao dịch trên mạng nhiều nhất trong năm 2017.
Đối với các công ty sản xuất, họ cũng qua đó nắm bắt được xu thế tiêu dùng thực phẩm- đồ uống để đa dạng hóa và cải thiện các dòng sản phẩm sao cho phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng hiện đại (ví dụ: trà sữa đóng gói, ngũ cốc ăn liền…)
Rõ ràng rằng, cơ hội để phát triển của các thương hiệu thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam là rất lớn. Khi cá́c doanh nghiệp nước ngoài tích cực có mặt tại thị trường Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hóa và tiện ích. Song song với đó, tính cạnh tranh được đẩy lên, một mặt kích thích các doanh nghiệp trong nước thích nghi đổi mới để hòa vào “sân chơi” thương mại chung. Tuy nhiên, một thương hiệu mạnh là chưa đủ, đó còn phải là một thương hiệu uy tín. Vì vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành thực phẩm - đồ uống cần đầu tư hơn nữa cho việc quảng bá và phát triển hình ảnh và ghi tên mình trên bản đồ thực phẩm - đồ uống thế giới.
Tin liên quan

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng
14:36 | 14/05/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Giá thuê căn hộ dịch vụ hạng B có xu hướng tăng
07:23 | 14/05/2025 Nhịp sống thị trường

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm
21:12 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ
21:03 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tân Cảng Cát Lái tiếp nhận 4 hệ thống giàn cẩu RTG Hybrid
15:38 | 13/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Toyota và Honda đóng góp số thu ngân sách lớn cho Vĩnh Phúc
13:50 | 12/05/2025 Thuế

4 công trình khoa học nhận Giải thưởng Bảo Sơn 2024
10:38 | 12/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

6 nguyên nhân khiến giá nhà bị đẩy lên cao
08:41 | 11/05/2025 Nhịp sống thị trường

Vinachem lên sàn, xanh hóa, phá vỡ lối mòn cũ
08:35 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

VIMC: Từ nguy cơ phá sản đến doanh nghiệp có vốn hóa trên 100.000 tỷ đồng
08:32 | 11/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tour đêm “Tắm Rừng” tại Vườn quốc gia Cúc Phương chính thức hoạt động
15:11 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart
10:15 | 09/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

(INFOGRAPHICS): Lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền

Phấn đấu đưa thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD trong năm 2025

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

Hải quan Việt Nam được tín nhiệm tái cử Chủ tịch Uỷ ban Kỹ thuật Thường trực của WCO

Chi cục Thuế khu vực XI tập huấn và đối thoại chính sách thuế 2025

Sẵn sàng triển khai truyền nhận thông tin tạm hoãn xuất cảnh theo phương thức điện tử

Hải quan Thái Bình tổ chức Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025 – 2027

4 tháng thu vào ngân sách hơn 30 nghìn tỷ đồng nợ thuế

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Phấn đấu đưa thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD trong năm 2025

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

Hải Phòng: Khánh thành 2 bến cảng hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu

Xuất khẩu đạt 140 tỷ USD, tăng hơn 16 tỷ USD

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà

Khẩn trương ban hành kết luận thanh tra các tổ chức kinh doanh vàng

Thủ tướng: Phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt tình trạng buôn lậu, hàng giả

Tạm giữ 60 tấn đường nghi vi phạm nguồn gốc và nhãn mác

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Phát hiện hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu

Tăng thuế thuốc lá là lựa chọn để phát triển con người, phát triển quốc gia

Lưu ý về ghi xuất xứ và ghi nhãn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm: thiết thực hỗ trợ nông dân

Chấm dứt lồng ghép chính sách ưu đãi thuế trong các luật chuyên ngành

Lưu ý về thủ tục hải quan đối với loại hình gia công chế xuất
