Ngành Tài chính: Lấy kết quả cải cách làm tiêu chí bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo
Vẫn còn hạn chế
Trong thời gian qua, thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã tích cực và có nhiều cố gắng trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC của Bộ Tài chính, qua đó đã đạt được những kết quả tích cực, được xã hội, người dân và doanh nghiệp ghi nhận.
Công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có những tiến bộ qua từng năm; tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu cải cách. Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được triển khai quyết liệt, nhiều thủ tục được loại bỏ, đơn giản hóa, cắt giảm thời gian thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh.
Tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính được đổi mới, sắp xếp để phù hợp với yêu cầu quản lý; đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ; công tác tài chính công có nhiều cải cách trong việc huy động và phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính, an ninh tài chính được đảm bảo; công tác hiện đại hóa ngành Tài chính được coi trọng, từng bước được đầu tư trang bị, nâng cấp hiện đại hóa trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa trong giải quyết TTHC và quản lý.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CCHC vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể kể đến như: Tính ổn định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài chính còn chưa cao; bộ máy hành chính còn cồng kềnh; chất lượng đội ngũ công chức, viên chức còn chưa đồng đều, kỷ cương, kỷ luật hành chính nhiều nơi còn chưa nghiêm; việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm;...
Nguyên nhân của hạn chế nêu trên được Bộ Tài chính nhìn nhận khá rõ, gồm cả chủ quan và khách quan nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là người đứng đầu đơn vị chưa coi trọng công tác CCHC; việc tổ chức thi hành các nhiệm vụ CCHC còn thiếu sự đồng bộ, toàn diện, trong phối hợp triển khai công việc còn thiếu sự kết nối, bổ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị.
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm
Nhận thức được những tồn tại và nguyên nhân nói trên, trong Chỉ thị số 02 gửi tới tất cả các đơn vị trong ngành Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh mục tiêu đáp ứng yêu cầu hội nhập, phấn đấu các chỉ số cải cách đạt chuẩn xếp hạng các nước ASEAN 4 và hướng tới tiêu chuẩn của các nước OECD.
Bộ trưởng chỉ thị 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai. Trong đó, quan trọng nhất là tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Công tác CCHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục của đơn vị. Kết quả đạt được hàng năm là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, trách nhiệm thực thi công vụ của công chức, năng lực lãnh đạo điều hành của thủ trưởng đơn vị và là một trong các tiêu chí để bổ nhiệm cán bộ, đánh giá bình xét danh hiệu thi đua khen thưởng cho tập thể và cá nhân.
Bên cạnh đó, các đơn vị phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, chính sách, công tác dự báo, phân tích xu hướng và yêu cầu cải cách để tham mưu, đề xuất xây dựng, sửa đổi các chính sách pháp luật tài chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhằm phát huy mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế; tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước thông qua các cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm. Công tác cải cách thủ tục hành chính phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Đặc biệt, Bộ trưởng lưu ý các đơn vị nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị của Bộ Tài chính đảm bảo sự thống nhất trong triển khai các chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Song song với đó là xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài chính đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
Hoạt động cải cách tài chính công theo hướng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần đảm bảo an ninh tài chính thông qua tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản QPPL để thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công nhằm nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực tài chính quốc gia, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính, thực hiện cân đối ngân sách tích cực đảm bảo tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển, đảm bảo an toàn nợ công,
Cuối cùng và cũng không thể thiếu là nhiệm vụ chủ động triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của các đơn vị; chú trọng việc xử lý công việc, công tác báo cáo và giải quyết TTHC được thực hiện trên môi trường mạng, qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết công việc trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Tin liên quan
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
Mỹ và Nga có khả năng thảo luận về hạn chế vũ khí hạt nhân
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics