Thị trường ô tô Việt Nam và bài toán hỗ trợ
Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ô tô vẫn gặp khó do thị trường vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch. Ảnh minh họa: ST |
Tiêu thụ khó, tồn kho cao
Miễn giảm 50% lệ phí trước bạ - 6 tháng cuối năm 2020 lượng ô tô đăng ký trước bạ: 209.584 xe. Trung bình 34.930xe/ tháng. - Tháng 12/2021 lượng ô tô đăng ký trước bạ: 103.722 xe. - 5 tháng đầu năm 2022 lượng ô tô đăng ký trước bạ: 294.455 xe. Trung bình 58.891 xe/tháng. Không miễn giảm LPTB - 6 tháng đầu năm 2020 lượng ô tô đăng ký trước bạ: 102.924 xe. Trung bình 17.574 xe/tháng. -7 tháng cuối năm 2022: 294.555. Trung bình 42.080 xe/tháng. -Số thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong trong 5 tháng đầu năm 2022 giảm khoảng 780 tỷ đồng so với 5 tháng đầu năm 2021. -Tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm 2020 đạt 25.167 tỷ đồng, tăng khoảng 12.496 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2020 (tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 12.671 tỷ đồng). -Tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 22.506 tỷ đồng, tăng khoảng 6.287 tỷ đồng so với 5 tháng đầu năm 2021 (tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 16.219 tỷ đồng). |
Sau khi đạt mốc trên 500.000 xe vào năm 2022, năm 2023, thị trường ô tô Việt Nam sụt giảm mạnh. Năm 2023, tính riêng kết quả từ thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) lượng ô tô tiêu thụ đạt 301.989 xe, giảm tới 25% so với năm trước (đạt 404.635 xe, tăng trưởng 32%). Cộng thêm doanh số từ TC Motor với 67.450 xe, năm 2023, thị trường ô tô Việt Nam tiêu thụ ước đạt khoảng 370.000 xe.
Bước sang năm 2024, thị trường ô tô vẫn gặp khó với đà sụt giảm đáng lo ngại, bất chấp các chương trình giảm giá, khuyến mại kích cầu thị trường của các doanh nghiệp.
Báo cáo bán hàng từ VAMA và Tập đoàn Thành Công (TC Group) cho thấy trong tháng 1/2024, hầu hết các doanh nghiệp đều có doanh số giảm từ 45% đến 76%. Chỉ tính riêng các thành viên của VAMA, tổng doanh số bán xe toàn thị trường của các đơn vị thành viên VAMA chỉ đạt 19.243 xe, giảm tới 50% so với tháng trước. Trong đó lượng xe lắp ráp trong nước bán ra chỉ còn 9.783 xe, giảm tới 59%, xe nhập khẩu nguyên chiếc giảm 36%, (đạt 9.460 xe).
Những tháng tiếp theo lượng tiêu thụ ô tô trên thị trường vẫn trong xu thế giảm. 4 tháng đầu năm 2024, các thành viên VAMA tiêu thụ đạt 82.515 xe, giảm 11% so với 2023. Trong đó xe ô tô du lịch giảm 14%; xe thương mại giảm 3% và xe chuyên dụng giảm 28%.
Báo cáo bán hàng của TC Group, doanh nghiệp có lượng ô tô tiêu thụ dẫn đầu thị trường cho thấy, doanh số bán ô tô Hyundai tháng 4/2024 đạt 4.276 xe, giảm 4.542 xe so tháng trước và giảm 4.592 xe so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024 doanh số bán ô tô Hyundai đạt 14.420 xe, giảm mạnh so với 19.328 xe của 4 tháng đầu năm 2023.
Ước tính tồn kho ô tô đến nay khoảng trên 70.000 xe các loại, trong đó chủ yếu là xe sản xuất năm 2023.
Theo Bộ Công Thương, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ô tô vẫn gặp khó do thị trường vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch, suy thoái kinh tế hiện hữu, tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và toàn nền kinh tế. Đặc biệt, sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng... làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu đối với những mặt hàng có giá trị cao.
Cú huých cho thị trường
Thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đều đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm ô tô. Nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn lực và các giải pháp kích cầu riêng lẻ sẽ không đủ để tạo ra sức bật giúp thị trường ô tô tăng trưởng trở lại một cách ổn định và bền vững. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn,
Thực tế để khuyến khích ngành công nghiệp ô tô phát triển cũng như thực hiện có hiệu quả các cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí đối với ngành ô tô, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô tô. Trong đó có chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu; chính sách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); lệ phí trước bạ (LPTB) và các chính sách ưu đãi khác.
Chỉ tính riêng về LPTB, từ năm 2022 đến nay, Chính phủ đã 3 lần giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (quy định tại Nghị định số 70/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 28/6/2020 đến 31/12/2020; Nghị định số 103/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/12/2021 đến 31/5/2022); Nghị định số 41/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/7/2023 đến 31/12/2023).
Việc giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã góp phần hỗ trợ tài chính cho người dân, doanh nghiệp thông qua việc trực tiếp giảm chi phí khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, từ đó kích thích nhu cầu, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp mua sắm ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Qua đó, hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà phân phối tiêu thụ được lượng ô tô tồn kho.
Đồng thời, thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô trong nước đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp xe mới đưa vào thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, hướng tới mục tiêu xuất khẩu sang khu vực ASEAN.
Bài toán khó
Nguồn: Bộ Tài chính |
Có thể thấy cứ mỗi lần thị trường gặp khó, nhờ vào cú huých hỗ trợ của các chính sách ưu đãi (như giảm LPTB) mức tiêu thụ ô tô có sự khởi sắc. Chính vì vậy giải pháp này dường như luôn được doanh nghiệp “trông ngóng”.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, đây chỉ là liều thuốc “cấp cứu” vào những thời điểm đặc biệt khó khăn, do đó cần phải tính tới các giải pháp lâu dài để ngành công nghiệp ô tô nhanh chóng có một “cơ thể” khỏe mạnh vững chắc.
Theo Bộ Công Thương, nhờ các chính sách kịp thời từ Chính phủ, nỗ lực từ các doanh nghiệp, thời gian vừa qua, ngành công nghiệp ô tô đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên bức tranh tổng thể cho thấy vẫn còn nhiều mục tiêu đề ra chưa đạt, còn nhiều điểm hạn chế cần khắc phục. Đơn cử như tỉ lệ nội địa hóa xe dưới 9 chỗ mới đạt trung bình 12-20% (kém xa mục tiêu năm 2020 đạt 30-40%); tỉ lệ xuất khẩu mới chỉ đạt 1.000 xe (mục tiêu năm 2020 là 5.000 xe).
Việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ ưu đãi từ chính sách thuế, lệ phí cũng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố. Đơn cử như việc áp dụng miễn giảm 50% LPTB, theo Bộ Tài chính, sẽ tác động đến giảm thu NSNN.
Từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022, Chính phủ đã giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Động thái hỗ trợ này giúp “kích” thị trường tiêu thu tăng, (số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trong tháng 12/2021 là 103.722 xe, tăng 2,67 lần so với tháng 11/2021; số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2022 là 294.455 xe, tăng từ 1,2 đến 2 lần so với các tháng cùng kỳ năm 2021), song cũng tác động giảm thu NSNN về LPTB tương ứng 8.727 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng chính sách này có khả năng chưa tuân thủ hoàn toàn quy định theo nguyên tắc Đối xử quốc gia trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các FTA. Việt Nam hiện là thành viên của WTO và đã ký kết nhiều FTA song phương và đa phương, trong đó đã cam kết thực hiện nguyên tắc Đối xử quốc gia trong thương mại và đầu tư. Theo đó, hiện nay chính sách thuế, phí, lệ phí tại các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng thống nhất giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
Quan trọng hơn đến nay, Việt Nam đã ký kết 17 FTA và sẽ thực hiện cắt giảm thuế quan (trong đó có thuế nhập khẩu đối với ô tô) theo lộ trình đã cam kết. Theo đó, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước có ký kết FTA với Việt Nam sẽ được cắt giảm mạnh mẽ và hướng tới về 0% (thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN đã là 0%, đối với thị trường EU, bước sang năm 2024, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô chở người dưới 9 chỗ từ các quốc gia này cao nhất chỉ còn 42,5%).
Để cạnh tranh được với các sản phẩm nguyên chiếc nhập khẩu (được áp mức thuế nhập khẩu 0%), sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước cần “khỏe mạnh” một cách bền vững, chắc chắn thay vì cứ chỉ trông chờ vào các giải pháp cứu trợ, “cấp cứu” tạm thời.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Năm 2023 vừa qua chúng ta tiếp tục giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước. Đây là lần thứ 3 chúng ta triển khai chính sách hỗ trợ này. Xét về nguồn thu ngân sách, việc giảm 50% lệ phí trước bạ làm giảm nguồn thu đâu đó khoảng 7.000 - 9.000 tỷ đồng. Đây là mức giảm ngân sách tương đối lớn. Tuy nhiên, khi chúng ta so sánh khoản hụt thu này với kết quả lượng xe bán ra tăng lên sau 3 lần chúng ta thực hiện giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước với mức tăng khoảng 25%, năm nhiều nhất tăng khoảng 45% cho thấy, nhờ doanh số bán hàng tăng lên nên rõ ràng thu ngân sách từ thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNDN cũng tăng lên, qua đó hỗ trợ cho khoản hụt thu ngân sách do giảm lệ phí trước bạ. Trên phương diện đó, tôi cho rằng vẫn có thể tiếp tục xem xét giảm lệ phí trước bạ năm 2024 khi các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong cạnh tranh với xe nhập khẩu. Đây cũng là giải pháp để nuôi dưỡng nguồn thu. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long: Về phía đối tượng thụ hưởng, DN và người tiêu dùng đều rất hoan nghênh chủ trương này. Tuy nhiên, về phía Bộ Tài chính, những giải pháp tác động đến nguồn thu ngân sách cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước đã được chúng ta triển khai trong những năm gần đây. Năm 2024, việc có tiếp tục triển khai giải pháp này hay không cần được tính toán cân đối ngân sách; tính toán nhu cầu hiện nay trên thị trường ô tô; cần nghiên cứu xem xét việc giảm lệ phí trước bạ có vi phạm các cam kết quốc tế hay không; hạ tầng giao thông có đảm bảo không… Về quan điểm cá nhân, tôi cho rằng trong bối cảnh hiện nay, cần tạo điều kiện cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển, việc giảm lệ phí trước bạ cũng được xem là nhân tố động lực, thúc đẩy ngành ô tô trong nước phát triển. Bên cạnh đó, điều này cũng hỗ trợ cho các DN. Đối với người tiêu dùng, hiện nay nhu cầu mua xe ô tô tăng, xe ô tô không phải là cái gì đó xa xỉ nữa nên cần tạo động lực cho người tiêu dùng. Tóm lại, nếu xem xét cân đối được ngân sách thì nên tiếp tục giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước trong năm 2024. Ông Đoàn Tú Anh, Giám đốc Bán hàng Kia - Mazda Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội): Thực tế qua 3 lần thực hiện giảm lệ phí trước bạ, thị phần của xe ô tô lắp ráp trong nước có sự tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, tại thời điểm này, việc giảm lệ phí trước bạ sẽ giúp ích rất nhiều cho các DN sản xuất ô tô, vì từ đầu năm đến nay dung lượng thị trường sụt giảm rất sâu, khoảng 30% so với năm 2023. Đứng trên góc độ từ phía các nhà sản xuất đầu nguồn cũng như các đại lý phân phối tới người tiêu dùng, về phía nhà sản xuất, phải có đầu ra tốt thì mới đảm bảo được công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo các khoản thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TTĐB nộp vào ngân sách, qua đó đảm bảo nguồn thu cho các địa phương. Hiện nay với tình trạng sản lượng tiêu thụ giảm, các DN là đại lý cũng đang gặp nhiều khó khăn về chi phí vận hành, nhiều chi nhánh, đại lý đang trong tình trạng báo lỗ. Hy vọng chính sách giảm lệ phí trước bạ được triển khai để giúp các DN vượt qua được điểm hoà vốn trong năm nay. |
Tin liên quan
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Chỉ nửa đầu tháng 11, nhập khẩu hơn 10.000 ô tô
15:56 | 20/11/2024 Xe - Công nghệ
GAC MOTOR Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 11
14:22 | 19/11/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc và EU đạt được đồng thuận kỹ thuật về thuế quan xe điện
09:09 | 18/11/2024 Xe - Công nghệ
Ford Việt Nam với Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại Hà Nội
19:24 | 16/11/2024 Xe - Công nghệ
Taxi bay: Bước đột phá trong lĩnh vực giao thông của Hàn Quốc
08:58 | 13/11/2024 Xe - Công nghệ
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với giấc mơ bước chân ra thế giới
07:44 | 12/11/2024 Xe - Công nghệ
Gần 150 nghìn ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam trong 10 tháng
16:20 | 11/11/2024 Xe - Công nghệ
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
09:25 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
08:36 | 08/11/2024 Xe - Công nghệ
Ford Việt Nam khuyến mại giảm giá lớn trong tháng 11
14:22 | 07/11/2024 Xe - Công nghệ
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
08:57 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Những hình ảnh ấn tượng tại Ngày hội đua xe Đồng Mô PVOIL VOC 2024
15:17 | 04/11/2024 Xe - Công nghệ
“Xe xanh, xế sạch” đổ bộ Triển lãm Ô tô và xe máy Việt Nam 2024
10:09 | 04/11/2024 Xe - Công nghệ
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics