Ngân hàng gia tăng “bộ đệm” để phòng ngừa nợ xấu
Nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng | |
Gỡ vướng trong xử lý nợ xấu | |
Áp lực lạm phát, rủi ro nợ xấu “nóng” nghị trường Quốc hội | |
Lo ngại nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai |
Tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng 9 tháng 2022. Biểu đồ: H.Dịu |
Nợ xấu vẫn là áp lực thường xuyên
Các ngân hàng đều đã công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng năm 2022. Bên cạnh điểm sáng là kết quả lợi nhuận của nhiều ngân hàng tăng trưởng lên tới hàng nghìn tỷ đồng, vẫn còn không ít ngân hàng có lợi nhuận giảm và nợ xấu gia tăng.
Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã báo lỗ gần 180 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đã tăng vọt từ 3% hồi đầu năm lên 14,7% vào cuối tháng 9. Theo lý giải của NCB, những tháng đầu năm 2022, lợi nhuận giảm là do ngân hàng đã thực hiện thoái lãi, ngừng dự thu và trích lập dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu theo quy định, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng theo phương án cơ cấu lại và tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Về nợ xấu, đại diện NCB cho hay, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng mạnh khi các ngân hàng chuyển dần các khoản nợ tái cơ cấu về đúng nhóm nợ, đặc biệt là sau khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng do dịch Covid-19 đã hết hạn vào ngày 30/6/2022 khiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Nếu xét về số dư tuyệt đối, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là ngân hàng có số dư nợ xấu cao nhất với hơn 20.000 tỷ đồng, tăng hơn 24% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng tới 177%, đưa tỷ lệ nợ xấu của VPBank lên hơn 5% trong 9 tháng đầu năm 2022.
Ngoài ra, dù nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng giảm so với hồi đầu năm, nhưng nợ theo các nhóm nợ xấu lại có sự tăng lên. Chẳng hạn, tại VIB, nợ nhóm 5 tăng 83% so với đầu năm. Nợ nhóm 5 tại HDBank cũng tăng tới 35%; Techcombank tăng 46%, Eximbank tăng 21%, SeABank tăng 11,2%… Hơn nữa, nợ nhóm 5 cũng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu tổng nợ xấu của các ngân hàng như: BacABank (83,5%), PGBank (75%), VietBank (74%), SeABank (66,4%), ABBank (63%), TPBank (46,7%), MB (34%)...
Theo nhận định của giới phân tích, đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, gây tổn thất nặng cho nhiều doanh nghiệp trong 2 năm qua, đồng thời, năm 2022 nền kinh tế toàn cầu còn bị áp lực bởi lạm phát nên rủi ro nợ xấu đã được dự báo từ trước. Nhờ đó, chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng có thể vẫn được kiểm soát nhờ việc các ngân hàng đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu.
Gia cố "bộ đệm"
Trước sự tăng vọt của tỷ lệ nợ xấu, đại diện NCB cho biết, NCB đã chủ động xử lý và thu hồi nợ tồn đọng; tăng cường trích lập dự phòng rủi ro với với những khoản nợ có khả năng chuyển xấu và phân loại khách hàng đúng tình trạng khoản nợ theo quy định của Thông tư 14/2021/TT-NHNN. Báo cáo tài chính của NCB cho biết, trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay đã tăng 31% lên 906 tỷ đồng.
Ngoài ra, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu “kha khá” cũng đều gia tăng bộ đệm cho dự phòng rủi ro. Như tại ABBank, chi phí dự phòng rủi ro tăng gần 19% so với cùng kỳ lên 962,8 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2022. Đại diện ngân hàng này cho biết, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng do ABBank trích lập bổ sung dự phòng để mua lại trái phiếu đặc biệt VAMC, đồng thời thay đổi cách ghi nhận chi phí dự phòng theo thông tư mới. Việc tăng nguồn dự phòng rủi ro sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý rủi ro trong thời gian tới.
Tương tự, VPBank dành hơn 15.141 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 11% so với cùng kỳ; Sacombank mạnh tay trích dự phòng rủi ro tín dụng gấp 2,3 lần cùng kỳ với 5.550 tỷ đồng… Ngoài ra, nhiều ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100% đến 200%, thậm chí tại Vietcombank, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới hơn 500%.
Dù vậy, theo nhiều nhận xét, tốc độ tăng trưởng trích lập dự phòng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng nợ xấu. Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực, nhiều ngân hàng đã trích lập đủ dự phòng cho nợ cơ cấu nên lợi nhuận sẽ không chịu áp lực từ vấn đề này. Tuy nhiên, với những ngân hàng chưa trích lập đủ sẽ phải đối mặt với khả năng chi phí tín dụng gia tăng.
Nhưng xét trong bối cảnh chung, điều đáng mừng là đa số ngân hàng luôn duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, giúp các ngân hàng củng cố “bộ đệm” an toàn vốn khi các khoản nợ tái cơ cấu hoặc nợ có vấn đề chuyển nhóm nợ xấu, đồng thời tạo nguồn lợi nhuận từ hoàn nhập dự phòng trong tương lai.
Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025" của Chính phủ có một mục tiêu quan trọng: Phấn đấu đến năm 2023 tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại đạt tối thiểu 10-11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11-12%. Nên theo kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2022, nhiều ngân hàng có hệ số CAR cao như Techcombank 15,7%, HDBank (15,3%), VPBank (xấp xỉ 15%), VIB (12,4%), ACB và MSB cùng đạt 12,5%... Tỷ lệ CAR càng cao thì càng giúp củng cố “bộ đệm” vốn của các ngân hàng, qua đó phản ánh chất lượng tài sản ngân hàng cũng như mức độ bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền.
Tin liên quan
NAPAS triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
16:57 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của MSB đạt 72% kế hoạch năm
10:50 | 30/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
23:11 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng đầu năm, thị trường nước ngoài đóng góp gần 8.350 tỷ đồng cho Vinamilk
16:46 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV: Doanh thu tháng 10 đạt 13.430 tỷ đồng bất chấp ảnh hưởng bão số 3
16:45 | 31/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK