Gỡ vướng trong xử lý nợ xấu
Ngân hàng khó khăn trong xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu | |
Lo ngại nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai |
Ảnh minh họa: ST |
Hiện nay, quy trình luật hóa nợ xấu đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiến hành gấp rút để sớm trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2023. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động xử lý nợ xấu, góp phần lành mạnh thị trường tài chính. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế đang cần nhiều nguồn lực để khôi phục như hiện nay, xử lý nợ xấu thuận lợi sẽ giúp đảm bảo dòng vốn tín dụng được vận hành xuyên suốt, đi đúng vào các hoạt động của doanh nghiệp.
Chính vì thế, nhiều ngân hàng mong muốn các cơ quan chức năng cần mở rộng và làm chặt chẽ thêm một số vấn đề như: vai trò của VAMC, vấn đề phá sản doanh nghiệp, thị trường mua bán nợ... Chẳng hạn, thủ tục giải quyết phá sản tại nước ta quá chậm đã khiến việc giải quyết nợ xấu chậm vì doanh nghiệp không chịu phát mãi tài sản, thanh lý tài sản nên không có nguồn lực để tổ chức tín dụng xử lý các khoản nợ xấu. Hơn nữa, nhiều ngân hàng đang “rối bòng bong” trong xử lý tài sản đảm bảo, khâu định giá, thẩm định giá khoản nợ và tài sản đảm bảo…
Một vấn đề khác khiến việc luật hóa xử lý nợ xấu quan trọng là bởi theo các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp và ngay cả cơ quan quản lý của Việt Nam cũng chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa bên cho vay và bên đi vay. Đa số quan điểm hiện nay ủng hộ bên đi vay nhiều hơn bên cho vay, tạo thành mối quan hệ không bình đẳng, nên mỗi khi để xảy ra nợ xấu hay tranh chấp, tổ chức tín dụng thường được coi là bên có lỗi. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp, họ là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh mặt hàng đặc biệt là tiền, nên cần đối xử công bằng, đúng như các doanh nghiệp.
Có thể thấy, việc tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh là một nhu cầu thiết yếu để các hoạt động kinh tế được đi theo đúng quỹ đạo. Điều này không chỉ cần một hành lang pháp lý đủ bao quát mà cần sự thay đổi về cách nhìn nhận và tư duy, từ đó có thể đưa ra những đánh giá đúng đắn, giúp khắc phục những vấn đề còn tồn tại một cách nhanh chóng, không tạo ra những kẽ hở, đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên.
Tin liên quan
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp trong phát triển bền vững
16:40 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
Quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
07:39 | 25/10/2024 Người quan sát
Đấu giá và đầu cơ
07:56 | 23/10/2024 Người quan sát
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK