Ngân hàng đón cơ hội từ tăng vốn
Việc tăng vốn điều lệ tại NCB được kỳ vọng tạo sức bật quan trọng cho quá trình chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ. Ảnh: NCB |
Tạo sức bật từ tăng vốn
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, đã có hơn 20 ngân hàng được phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ nhằm tăng năng lực tài chính. Chẳng hạn, vào cuối tháng 12/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp thuận cho PGBank tăng vốn điều lệ tối đa thêm 1.200 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông của PGBank thông qua. Trước đó, NHNN cũng chấp thuận việc SaigonBank tăng vốn điều lệ tối đa thêm 308 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
Hay mới đây, NCB cũng được chấp thuận phương án phát hành và chào bán 620 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của NCB sẽ tăng từ 5.602 tỷ đồng lên 11.802 tỷ đồng. Theo kế hoạch, NCB sẽ thực hiện phát hành ngay sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận (dự kiến trong quý 2/2024).
HĐQT NCB cho biết, việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo sức bật quan trọng cho quá trình chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ, hướng tới các mục tiêu chiến lược của ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh NCB đang không ngừng nâng cao nền tảng công nghệ phục vụ mục tiêu số hóa toàn diện, đầu tư giải pháp, sản phẩm, dịch vụ, gia tăng giá trị cho khách hàng và bắt tay cùng tổ chức tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới triển khai quyết liệt chiến lược mới giai đoạn 2023-2028.
Vietbank cũng đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng nhằm tăng vốn điều lệ. Vietbank sẽ chào bán 100,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với tỷ lệ 21%. Với mức giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu, nếu đợt chào bán thành công, Vietbank sẽ tăng vốn điều lệ thêm 1.003 tỷ đồng.
Vietbank cho rằng, việc tăng vốn điều lệ này sẽ giúp Vietbank nâng cao năng lực tài chính, củng cố các tỷ lệ an toàn trong hoạt động trong đó có hệ số an toàn vốn (CAR), đặc biệt khi Vietbank đã hoàn thiện và áp dụng cả 3 trụ cột theo chuẩn Basel II. Ngoài ra, việc tăng vốn sẽ giúp gia tăng được nguồn vốn trung dài hạn, tạo điều kiện để ngân hàng đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới hoạt động và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng ở những năm tiếp theo.
Đáng lưu ý, kế hoạch tăng vốn của nhiều ngân hàng còn hướng đến các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, LPBank, Vietcombank, BIDV… đang lên kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó, BIDV đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch bán 9% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài; Vietcombank dự kiến phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài...
Làm dày “bộ đệm” trước những thử thách
Trước đó, trong những tháng cuối năm 2023, nhiều ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch tăng vốn nhằm chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh năm tới, đồng thời giúp các ngân hàng tăng cường năng lực tài chính. Chẳng hạn như SHB đã nâng vốn điều lệ lên gần 36.194 tỷ đồng, VPBank tăng vốn lên hơn 79.339 tỷ đồng, LPBank tăng vốn điều lệ lên hơn 25.576 tỷ đồng…
Trong đó, với nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét tăng vốn cho BIDV từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021; chỉ đạo Vietcombank, VietinBank hoàn thiện lại phương án tăng vốn từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021…
Hiện nay, tăng vốn điều lệ là yêu cầu cấp thiết với toàn ngành ngân hàng Việt Nam bởi theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 9/2023, hệ số CAR trung bình áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của nhóm ngân hàng nhà nước ghi nhận ở mức 9,25%; nhóm ngân hàng TMCP ở mức 11,5% - mức thấp hơn nhiều so với ngân hàng trong khu vực. CAR bình quân của Indonesia là 22,6%, Philippines là 17,2%, Singapore là 17,1%, Thái Lan là 19,6%, Malaysia là 18,5%. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực đã áp dụng Basel III hoặc một phần của Basel III. Trong khi các ngân hàng của Việt Nam đa phần vẫn đang trong giai đoạn triển khai Basel II, chỉ có một vài ngân hàng đã bắt đầu tiệm cận Basel III.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, nợ xấu có xu hướng gia tăng càng khiến các ngân hàng phải đẩy mạnh tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính, tạo “bộ đệm” xử lý những khó khăn. Theo Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings, vốn hóa lĩnh vực ngân hàng sẽ cải thiện nhờ khả năng tăng vốn tự có và các kế hoạch huy động vốn, nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam cần bổ sung vốn tới 10,7 tỷ USD (2,9% GDP) để đảm bảo dự phòng rủi ro và duy trì hệ số CAR ở mức 10%. Còn tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, ngành ngân hàng phấn đấu đến năm 2024, tỷ lệ CAR đạt tối thiểu 11-12%.
Có thể thấy, ngành ngân hàng vẫn còn “mỏng” về vốn trong khi những thách thức từ nền kinh tế bên ngoài trong năm nay còn rất lớn. Vì thế, làm dày “bộ đệm” vốn sẽ giúp các ngân hàng có thêm nguồn lực đương đầu với thách thức, đồng thời cũng là cơ sở và điều kiện để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát triển.
Tin liên quan
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase hỗ trợ kế hoạch tăng trưởng
15:52 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8
10:12 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam tiếp tục nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia
17:16 | 19/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ford Việt Nam đạt thành tích cao năm 2024, liên kết ngày càng bền chặt với khách hàng
14:13 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics